Sắc Thái Và Âm Thanh/ Âm Thanh Và Im Lặng/ Thủy Triều Và Sự Trào Tràn

Hôm đó, một ngọn cỏ đã làm tôi ngạc nhiên! Các học sinh lớp 9 cầm một ngọn cỏ, mỗi em có một giọt sương trên lá để làm bài học quan sát. Một phát hiện ấn tượng là trong giọt nước nhỏ xíu ẩn chứa những màu sắc lấp lánh. Trong cái nhìn sâu sắc và nhạy cảm hơn đó là sự chiếu rọi khuôn mặt của Đấng Tạo Hóa. Bạn cũng hãy thử quan sát xem.

Trong Kinh thánh, trời và đất ám chỉ tất cả những gì tồn tại. Chúa đã phán, "Hãy có ánh sáng", Chúa thấy ánh sáng là tốt lành. Chúa Hằng Hữu và Lời của Người cũng tồn tại vĩnh cửu.

Bài ca Anh Mặt trời của Thánh Phanxicô mời gọi toàn thể tạo vật ngợi khen Chúa. Cách ngài nhìn thế giới được tạo ra là chìa khóa mở ra bản ngã bên trong của ngài và bộc lộ tính cách của ngài. Một cảm giác thần bí sâu sắc hơn khi nhận ra sự hiện diện của Chúa trong toàn thể tạo vật. Đối với Thánh Phanxicô, con người không đánh mất chính mình trong không gian hay trong sự bao la của thế giới. Ngài trở nên thân thiết và quen thuộc với những điều kỳ diệu của tạo hóa đến mức ngài ôm chúng như anh chị em, thành viên của một gia đình.

Với đức tin, tình yêu và sự tôn kính chân thành, chúng ta gọi Mẹ Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta. Món quà yêu thương của Chúa dành cho chúng ta. Năm nay, người dân trên thế giới đã phải đối mặt với mối quan tâm chung về mức độ nghiêm trọng của các đợt nắng nóng, lũ lụt và hạn hán. Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn LAUDATE DEUM - Ngợi khen Chúa đã gợi lên một vấn đề nghiêm trọng mà Mẹ Trái Đất của chúng ta phải đối mặt là 'cuộc khủng hoảng khí hậu'. Mối quan tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với việc chăm sóc ngôi nhà chung có liên quan mật thiết đến con người và phẩm giá của họ. Biến đổi khí hậu là một vấn đề xã hội - lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt, thủy triều cao làm tăng thêm gánh nặng cho người nghèo, những người nhỏ bé trong xã hội của chúng ta. Đây không phải là những thách thức thực sự mà cộng đồng toàn cầu phải đối mặt sao? Ngày càng rõ ràng rằng những người dễ bị tổn thương nhất phải gánh chịu hậu quả. Do đó, tình hình đang cấp bách và căng thẳng.

Ai nên chịu trách nhiệm? Rõ ràng sự can thiệp của con người vì lợi ích của các cường quốc kinh tế, với mối quan tâm về lợi nhuận lớn và chi phí tối thiểu. Nạn nhân là dân thường vì tài nguyên trái đất có hạn. Lương tâm của thế hệ hiện tại nên phản ứng với di sản mà họ sẽ để lại cho tương lai như thế nào? Việc mong muốn tăng trưởng kỹ thuật vô nghĩa cách vô trách nhiệm dẫn đến biến dạng Tạo hóa của Chúa liên quan tới mọi thứ và mọi người vì chúng ta là một phần của tổng thể.

Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận và đưa ra nhiều điều nên làm và không nên làm về biến đổi khí hậu nhưng không cam kết. Trong Laudato Si, Đức Giáo hoàng Phanxicô đưa ra một sự phản ánh về cuộc sống và hoạt động của con người - mặc dù các giải pháp không phải là tự động. Tăng trưởng không giới hạn mặc dù hấp dẫn nhưng lại có hậu quả tàn phá. Khai thác các nguồn tài nguyên của ngày hôm nay mà không quan tâm đến ngày mai là một nỗi ám ảnh. Một ứng dụng có cam kết có thể là một bước nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.

Khuân viên St. Joseph, cộng đoàn Krupalaya đã đưa vào thực hành cụ thể trong đời sống: Chúng tôi hòa mình vào những cánh đồng xanh, nơi sinh sống của nhiều loài chim, những loài chim này báo hiệu bình minh và làm nên giai điệu của chúng, nhiều loài côn trùng vo ve xung quanh, các loài bò sát, bướm, hoa và trái cây. Trong lãnh vực Giáo dục, chúng tôi hình dung ra dòng chảy ân sủng của Phanxicô thông qua trải nghiệm cá nhân về Mẹ thiên nhiên dành cho các học sinh từ thành phố đến thăm chúng tôi. Chúng tôi cảm nhận được sự tiếp xúc của đất nuôi dưỡng chúng tôi, dòng nước chảy làm dịu mát, những sắc xanh lan tỏa sự thanh thản và êm dịu, tiếng chim hót nâng cao các giác quan của chúng tôi với sự hòa hợp độc đáo. Sự tươi mát của rau và trái cây nuôi dưỡng chúng tôi, chúng tôi biết ơn sự ban tặng của thiên nhiên. Đó là lời mời gọi chúng tôi nhẹ nhàng ôm lấy Chúa thông qua sự sáng tạo của Người. Krupalaya cũng là cơ sở để tiếp cận xã hội với những người dân tộc thiểu số, những ngôi làng xa xôi thông qua các trại và chương trình dành cho sinh viên đại học và những người làm nghề chuyên môn. Về mục vụ, sứ vụ của chúng tôi đáp ứng nhu cầu cấp thiết của giáo xứ mới thành lập. Vì vậy, vương quốc của Chúa ở giữa chúng tôi. Chúng tôi, những người Fmm, đáp lại ‘Con đây’ khi Chúa Ba Ngôi thổi hơi qua chúng tôi để làm mới và trẻ hóa.

Thật là một đặc ân và ân sủng khi trở thành máng chuyển hòa bình, sự kính sợ và tôn kính, sự quan tâm và lòng biết ơn, công lý, hòa bình và sự toàn vẹn của tạo vật qua chúng ta. Hãy ngợi khen Chúa với lòng hân hoan.

Sr. Leena D'Souza fmm
Krupalaya, Chennai