SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO LẠNG SƠN – CAO BẰNG

...vài năm gần đây các tín hữu được chăm sóc mục vụ tốt hơn, nên đời sống đạo cũng dần được tăng trưởng, tuy nhiên trong số những anh chị em từ miền xuôi thuộc Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình..... lên làm ăn từ nhũng năm sau Giải phóng cũng còn số khá đông chưa được tiếp cận với Giáo hội dù đã được lãnh nhận Bí tích Rửa tội từ nhỏ, do ngại lâu năm không đến Nhà thờ, rồi công ăn việc làm...từ đó kéo theo việc rối luật Hôn Nhân.. Thiết nghĩ, nơi đây vẫn cần và rất cần những sự hiện diện Ngôn Sứ cho một Giáo phận vùng biên này.

Cảm nghiệm Giáng sinh 2018

CHẠM ĐẤT BẮC...

SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO LẠNG SƠN – CAO BẰNG

 

“Lời tạ ơn con dâng lên Chúa,

Khi nắng hồng vừa mới lên,

Khi hoàng hôn buông xuống dần.......”

Đáp lại lời mời gọi Sứ vụ Truyền Giáo vùng biên, ngày 27-11-2018, hai chị em Kim Chi và Anna Phúc lên Phi cơ ra Hà Nội, sau đó lên Đình Cả - Ngả Hai giúp chương trình Giáng Sinh tại Giáo xứ Vũ Lễ qua lời mời gọi của Cha Tuấn OFM đang làm Quản xứ tại Vũ lễ, nơi đây hội tụ phần đông anh chị em tín hữu thuộc Giáo họ Đình Cả, thuộc tỉnh Thái Nguyên Giáo phận Bắc Ninh, số nhỏ anh chị em tín hữu ở Bắc Sơn, Bình Gia, Gíao xứ Vũ Lễ thuộc Tỉnh Lạng Sơn, Giáo Phận Lạng Sơn - Cao Bằng. Vâng, chút tâm tình Tạ ơn Chúa còn đọng lại của chúng em. Hai chị em Anna Kim Chi lần đầu tiên chạm đất Bắc và Anna Phúc, sau 30 ngày hiện diện cùng với nhóm dân Công giáo tại Lạng Sơn - chuẩn bị tâm hồn đón Mừng Con Chúa giáng trần, xin được chia sẻ với chị em.

Nói về vùng đất Cao Bằng – Lạng Sơn, ai ai cũng đều nhớ trong thơ văn, nơi đây có phố Kỳ Lừa, có Nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh… Nhưng để đến được địa danh này hoặc bất cứ nơi đâu mình muốn chặng hạn như Tòa Giám Mục và nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn hoăc Pó Tờ - Bản Lìm ; Ắt hẳn, phải vượt qua những rặng núi dá vôi cao chót vót trùng trùng điệp điệp hơn trăm cây số, mà các tay Cua–rơ (lái xe) chuyên nghiệp như Cha Tuấn ofm cũng phải luôn uốn mình uyển chuyển mềm mại để có thể lạng lách dễ dàng bám sát theo những con đường hẹp, uốn khúc gập ghềnh, ngoằn nghoèo lên cao xuống dốc men theo các triền núi. Tóm lại: “Nạng Sơn nà Nạng nách vách Núi”.

Gọi là đến Lạng Sơn nhưng cụ thể là đến Ngả Hai – Đình Cả. Ngả Hai là thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây có Giáo xứ Vũ Lễ gồm khoảng 10 gia đình công giáo ở rải rác trên địa bàn rông khoảng 40 km và có Cđ các Cha ofm gồm 2 Cha và 1 thầy. Đình Cả là thị trấn thuộc tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây có khoảng trên dưới 100 người công giáo, lập thành giáo họ có tên là Giáo họ Đình Cả. Họ đến đây từ miền Quê Nam Định (khoảng 60 năm về trước) để làm ăn buôn bán. Đến nay, đời sống của họ cũng có của ăn của để. Nếu họ đi đến nhà thờ xứ Thái Nguyên của họ thì phải vượt ngược lên 50 km đường dài. Vì vậy, điều duy nhất là họ chọn giáo xứ Vũ Lễ chỉ cách vỏn vẹn trên dưới 10 km mà thôi. Vì không có giáo xứ hoăc giáo họ nào khác gần hơn.

Còn hai chị em (Phúc - Chi) được Cha sở Gioanbaotixita Tuấn ofm gởi gắm nên có gđ anh chị Thu – Phục (Đình Cả) tiếp đón chị em thật nồng ấm với “Tình cho Không – biếu Không” suốt thời gian 1 tháng qua. Tại sao lại có “Tình Chị- duyên Em / Lạng Sơn – Thái Nguyên” như thế ? Bởi Giáo phận Lạng Sơn thuộc Tỉnh Lạng Sơn. Gp Bắc Ninh thuộc Tỉnh Thái Nguyên. Hai tỉnh này sát kề nhau về mặt địa lý. “Đuôi” của 2 tỉnh cũng là “Đuôi” của 2 giáo phận, chỉ cách nhau “1 bờ giậu mồng tơi”. Do đó, chị em fmm mình khi đến giúp Gx Vũ Lễ - Ngả Hai (GP Lạng Sơn) cũng là giúp GH Đình Cả - Thái Nguyên (GP Bắc Ninh). Nói cách khác, cùng một lúc giúp luôn 2 Giáo phận.

Số là năm nay, các Cha OFM đã có Ngôi Nhà Nguyện nho nhỏ sát bên Cộng đoàn các Cha tại Vũ Lễ, nên các cử hành Phụng vụ và Thánh lễ thường xuyên trong tuần và không phải làm lễ tại gia đình Bác An như mọi năm. Khoảng 2 tuần, trước khi chúng em đến thì Gx vừa hoàn thành xong, ngôi nhà Nguyện nhỏ, đơn sơ nhưng gọn gàng sạch sẽ ngăn nắp, ấm cúng, thỏa lòng ước mong của đoàn tín hữu xa xăm nhỏ bé, và có nhà Nguyện cũng tránh được tình trang đang Thánh lễ chó chui vào gầm bàn thờ, mèo nhảy lên bàn thờ cùng dâng lễ.

Từ khi có Nhà Nguyện, trong tuần có Thánh Lễ cho Giáo dân vào các tối thứ 3, thứ 5, Chúa Nhật và 3 h chiều thứ 6 kính lòng Chúa thương xót, hai chị em cũng tham dự tích cực các Thánh lễ dù trời mưa rét đêm hôm. Nhờ đó nên bầu khí sống đạo của họ đang được hâm nóng và ấm dần lên. Dịp 8-12 Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễn Nguyên Tội Bổn Mạng Giáo Xứ, cũng là ngày kỷ niệm 3 năm Giáo xứ được thành lập, Thánh lễ được tổ chức hoành tráng tại sân vận động của xã Bắc Sơn, có đông đảo các thành phần tham dự từ Đức Cha các Cha các Tu sĩ giáo dân và thành phần cán bộ từ cấp Tỉnh Huyện Xã lương dân tham dự đông đảo và huynh đệ, sau lễ là lạc và những lẵng hoa của chính quyền và các tôn giáo bạn rực trời hoa.....

Sau đó hai Chị em bắt tay vào chương trình Giáng Sinh, nơi đây dân tình thưa thớt, xa xôi về địa lý, lại vắng sự hiện diện của Giáo Hội lâu năm, vì thế mà những tổ chức sinh hoạt tôn Giáo còn bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn tự tin dù có sự nhiệt tình và sẵn sàng cộng tác. Những ngày để chuẩn bị cho việc tập hoạt cảnh có ít chút khó khăn, nhưng chúng em cũng đã cố gắng để hoàn tất sứ vụ cho ngày Đại Lễ Giáng Sinh, lễ Bổn Mạng Giáo Xứ và các ngày Chúa Nhật của Mùa Vọng trong niềm vui hăng say và sốt sắng. Đặc biệt, Giáng sinh năm nay có được hang đá hoành tráng và đẹp nhất vùng, vì cả vùng “chỉ có 1 hang đá” - Lần đầu tiên họ thấy Hang đá kiểu như thế này. Em xin chế một khúc hát theo giai điệu bài Tâm tình hòa bình:

Từ miền xa, muôn dân tuốn về hang đá.

Xem xem, thắc mắc mọi điều !!!! cùng nhau chiêm ngắm điều lạ !!!!

         Em Bé nằm trong cỏ rơm là ai vậy ?

         Bà mặc áo xanh – Ông mặc áo nâu là vị nào thế ?

         Những “Cục Đá Trắng” ở đâu mà có !!

         Kiểu dáng hang động này, chỉ nước ngoài mới có !! vân và vân vân…

Với chủ đề năm 2019: “Giáo Hội đồng hành cùng gia đình gặp khó khăn” chúng em cũng chuẩn bị 1 hoạt cảnh thật chu đáo và đầy đủ nhưng khi ra đến Lạng Sơn phải: “liệu cơm gắp mắm” vì thiếu diễn viên, hoặc tình trạng diễn viên bỏ ngang vì 1 lời bàn ra, hoặc vì “sĩ diện hoặc ngại” nên không tham gia.. v.v.... Do đó, em Chi phải gạn lọc, cắt bớt và thay đổi phương thức khác đến 80% cả về hình thức lẫn nội dung Mục đích chỉ để làm sao chuyển tải Sứ Điệp Lời Chúa đến với họ giúp họ hiểu hơn và mời gọi họ thay đổi.

Hôm lễ đêm Giáng sinh, chúng em rất cảm động về sự tử tế và cởi mở của chinh quyền địa phương, khi họ cho mượn sân khấu của sân vận động để dâng Thánh Lễ. Thánh lễ diễn ra rất trang nghiêm và sốt sắng trong đó gần 2/3 người tham dự thuộc tôn giáo bạn. Kể từ nay, sân bóng đó – một cách minh nhiên – là nơi được phép tổ chức các thánh lễ trọng thể (nhất là khi có Đức Cha về dâng thánh lễ, thì chính quyền càng cảm thấy hãnh diện hơn). Chẳng hạn, hôm Lễ Mừng Mẹ Vô Nhiễm – bổn mạng Giáo xứ, có tổ chức 1 cuộc rước kiệu Đức Mẹ rất tưng bừng đi trên con đường dài khoảng 500m, từ nhà Nguyện ra tới sân bóng này để dâng thánh lễ. Sau thánh lễ, có vòng hoa chúc Mừng Lễ của UBND xã.

Thưa các chị, những gì mắt thấy, tai nghe, lòng cảm nhận, chúng em xin ghi lại đôi điều nhận định:

Về vị Mục tử:

- Cha Tuấn – một vị Mục Tử “thấm khá đẫm mùi khét của chiên” rất vất vả và luôn sáng tạo để tìm cái “Mới”, mục đích làm sao để mọi ngưởi sống Lời Chúa.

Về tình hình chung:

- Đặt nặng hình thức bên ngoài (não trạng hơn thua giữa giáo xứ, giáo họ )

- Đời sống đạo còn rất èo uột, rời rạc và nghèo nàn.

- Hầu hết người công giáo không “đóng đô” an cư lạc nghiệp nơi vùng đất này mả chỉ đến để tìm công ăn trong thời gian rồi khi về Già, đau bênh hoặc chết, họ sẽ trở về Quê của mình.

- Việc đi họp chợ quan trọng hơn là đi lễ (cho dù ngày đó lễ trọng như lễ Giáng sinh vừa qua). Đã có nhiều người không đi lễ Noel ban ngày.

- Nặng tính bảo thủ và cục bộ. Rất chú trọng và đề cao quyền bính chức tước (tôi có quyền nên mọi người phải nghe tôi hoặc tôi bỏ ngang cuộc họp vì tôi không thích cách thức họp như thế).

- Sống dựa theo dư luận (đọc lời Chúa hoặc tham gia vào việc gì mà có tiếng bàn tán là bỏ cuộc ngay).

- Tinh thần đoàn kết xây dựng GX, GH còn rất yếu vì nặng phe nhóm (việc đó của gx, không phải của nhóm giáo họ tôi)...

Đứng trước tình cảnh như thế, chúng em cảm thấy rất thương họ về đời sống đạo nguội lạnh vì bao nhiêu năm không có sự hiện diện của GH tại vùng đất xa xôi này. Nhưng bây giờ, cũng thấy lóe lên 1 tia hy vọng khá lớn vì từ nay có được sự hiện diện đồng hành của CĐ các Cha ofm. Các Ngài đang từng bước làm “ấm” dần lên, “chỉnh sửa” và khôi phục “mới lại ” tại chỗ cũng như đang nhắm hướng “tiến” sâu hơn vào các làng dân tộc kề bên khi hoàn cảnh cho phép.

Nhưng đàng khác, chúng em thấy cũng như bao lần chị em fmm đến giúp vào những thời điểm quan trong như: Giáng sinh, Phục sinh hay tháng dâng hoa thì bầu khí sống đạo của giáo xứ, giáo họ có phần thêm phấn khởi, sinh động vui hơn nhưng khi chị em mình trở về lại cđ thì “bầu khí” đó “xẹp” dần xuống trong thinh lặng bởi thiếu người tiếp tục giữ “Lửa” cho họ.

Đã có nhiều người tâm sự rằng: “Các Sơ đi về rồi, chúng con cảm thấy hẫng và trống vắng lắm. Phải mất mấy tuần chúng con mới lấy lại bình thường như là không có gì”. Cũng vậy, Cha Tuấn ofm cũng thường hay chia sẻ: “Ở một số nơi, tình trạng cũng như thế, nên Cha quản xứ đó không tiếp tục xin các Sơ giúp vào những mùa cao điểm bởi vì khi các Sơ đi rồi, bầu khí rất buồn, lạnh tanh à !!! Vậy ước gì tại Gx Vũ Lễ này có được sự hiện diện luôn của các Sơ, mà các Sơ fmm cơ !”

Một tháng trôi đi rất nhanh, riêng em Phúc cũng đã có cơ hội đến Ngả Hai và Đình Cả 2 lần, trong em vẫn còn đó những thao thức băn khoăn cho nơi này, một Giáo phận vùng biên Cao Bằng Lạng sơn, nhân sự nghèo nàn, địa lý xa xôi, đời sống Đức tin còn non yếu do đã lâu năm thiếu vắng sự hiện diện của Giáo Hội, thiếu các cử hành Phụng vụ Thánh, vài năm gần đây các tín hữu được chăm sóc mục vụ tốt hơn, nên đời sống đạo cũng dần được tăng trưởng, tuy nhiên trong số những anh chị em từ miền xuôi thuộc Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình..... lên làm ăn từ nhũng năm sau Giải phóng cũng còn số khá đông chưa được tiếp cận với Giáo hội dù đã được lãnh nhận Bí tích Rửa tội từ nhỏ, do ngại lâu năm không đến Nhà thờ, rồi công ăn việc làm...từ đó kéo theo việc rối luật Hôn Nhân.. Thiết nghĩ, nơi đây vẫn cần và rất cần những sự hiện diện Ngôn Sứ cho một Giáo phận vùng biên này.

Chúng em xin hết lòng cám ơn Chị Giám Tỉnh, Quý chị trong ban Cố vấn và tất cả các chị các em đã cho em có cơ hôi sống tại vùng “ven” Lạng Sơn trong thời gian 1 tháng qua. Sống Kinh nghiệm nơi miền truyền giáo “nghèo” này, chúng em được “bồi dưỡng” thêm những bài học về sự kiên nhẫn, biết lắng nghe hơn và có thêm kinh nghiệm về cách thế ứng xử uyển chuyển trong công việc sứ vụ và lòng mình mở ra hơn nữa trong sứ vụ với một tinh thần mới. Hơn lúc nào hết, chúng em luôn cưu mang “đậm” trong lời cầu nguyện tất cả mọi người dân Lạng Sơn cùng với hoàn cảnh sống của họ.

Anna Kim Chi và Anna Ngọ Phúc, fmm.

Hang đá làm che luôn mặt tiền nhà cđ các cha ofm. Nhà Nguyện (ngang 4m , doc 15 m ) ngay sát bên, có rất đông bà con đến dự lễ vào đêm GS.

 

Cha Tuấn và cha Thái ofm chụp hình với các ông chủ tịch và ban ngành đoàn thể của Huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn. Sau khi ông chủ tịch đọc bài diễn văn để chúc mừng GS dài bằng 2 tờ A4 và tặng thùng quà thật to vào sáng ngày 25/12 .

 Bữa tiệc chia tay của anh chị Thu Phục - Gia đình này đã cho 2 chị em ở trong suốt tháng qua.