‘CHÂN DUNG HAI NỮ TU’ DO HOẠ SĨ NATALIE HOLLAND

Với tôi, các Sơ không cần đề cập tới đức tin của họ, thực tế đã biểu lộ sự chân thành và đức tin sâu sắc của họ thế nào. Thật đúng khi họ nói rằng những người giàu nói về tiền bạc của họ, người mạnh không khoe khoang sức mạnh của mình, và những ai thực sự tin tưởng không cảm thấy cần phải thuyết phục người khác

Hai Sơ là nữ tu dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ. Sơ Winnie Smith người Scotland bây giờ Sơ đã hơn 80 tuổi, Sơ gia nhập Hội Dòng ở Cold Ash, Bershire năm 1954; và Ethel de Silva người Sri Lanka, Sơ gia nhập Hội Dòng ở Columbo năm 1960. Sơ Ethel gần 70 tuổi đã được sai đi truyền giáo ở tỉnh dòng Ireland Malta và UK năm 2009 khi Sơ vừa mới nghỉ hưu sau thời gian giảng dạy lâu dài ở các trường mầm non tại Sri Lanka.

Chân dung của 2 Nữ tu

Chị Natalie Holland là một họa sĩ vẽ tranh sơn dầu chuyên vẽ chân dung và sử dụng các người mẫu sống để vẽ chi tiết chân dung 2 Sơ. Tôi gặp rất nhiều cá nhân đáng chú ý đến thăm tôi trong phòng trưng bày. Một điều thú vị trong công việc của tôi là tôi không phải đi xa để gặp gỡ thế giới; thay vào đó thế giới đến với tôi. Vì vậy, làm thế nào để tôi có được các người mẫu của mình? Vài người trong số họ đang đến với tôi qua Website của tôi vì họ muốn vẽ bức chân dung sơn dầu của họ nhưng phần lớn tôi lấy nguồn người mẫu từ môi trường gần tôi: bạn bè và các bạn của họ. Tuy nhiên, có những lúc tôi nhận thấy thích thú với con người khi tôi ra ngoài và tiếp xúc.

Sau đó tôi lại gần họ với sự bày tỏ đầy nghệ sĩ trong một câu nói và tấm danh thiếp của tôi, và hỏi họ nếu họ muốn trở thành người mẫu cho các bức tranh của tôi. Đó là cách tôi đã gặp Winnie, một nữ tu Phan Sinh người trở thành nàng thơ và bạn của tôi. Tôi đã không gặp Sơ trên một con đường chính xác nào nhưng tại buổi triển lãm tranh ở Mall Galleries. Là trung tâm của Liên đoàn các họa sĩ Anh và một trong những phòng trưng bày uy tín nhất của UK, nó nằm lộng lẫy trong một tòa nhà trang nghiêm tại trung tâm London.

Tôi đã tham dự triển lãm hàng năm của Hội họa sĩ Chân dung Hoàng Gia nơi tôi tự hào giới thiệu tác phẩm của mình. Bất cứ ai gần gũi với thế giới tranh đều biết rằng những người này không đến để trưng bày nhưng để xem nghệ thuật. Họ thường đến để hỗ trợ trợ các nhà trưng bày, để nói chuyện qua một ly rượu sâm banh, gặp gỡ các họa sĩ và nhà sưu tầm mới – và để kết nối với nhau.

Các bạn thơ của tôi, lần đầu tiên khi tôi gặp họ tại triển lãm ở Mall Galleries, London, rất khác. Đó là lý do tại sao tôi đã liên tục chú ý đến 2 người phụ nữ họ đang nghiên cứu một trong các bức tranh cách chăm chú. Trong một căn phòng đầy những tiếng ồn ào, họ tạo ra một khoảng trống nhỏ yên tĩnh hạnh phúc. Ngoài ra, họ cũng không hẳn là những người đi xem triển lãm của bạn – họ là các nữ tu. Tuy nhiên, đó không phải là điều khiến tôi tò mò, nhưng là cách họ đứng cùng nhau hướng về phía những bức tranh.

Tất cả những điều này tôi quan sát từ phía sau lưng họ, nhưng ngôn ngữ cơ thể nói cho tôi về mối tương quan giữa họ - và cả cách họ tiếp cận với hội họa. Tôi có thể nói rằng tham dự triển lãm tranh không phải là cơ hội ngẫu nhiên đối với họ. Vì vậy, tôi đến gần họ để đặt vấn đề về làm người mẫu - và họ đã đồng ý!

Họ là Winnie, một phụ nữ lớn tuổi nhỏ bé đến từ Glasgow, và Ethel cũng nhỏ giống Sơ Winnie đến từ Sri-Lanka. Chiều cao và trang phục của họ cũng có sự tương đồng nhau. Winnie đầy tràn sức sống, với giọng nói khàn khàn (giọng mạnh mẽ của người Scotland) và sự hài hước nhẹ nhàng. Ethel có tâm hồn hiền hòa, một chút ngượng ngùng và giọng nói nhẹ nhàng. Sơ không nói nhiều, nhưng khi Sơ cười, Sơ làm rạng rỡ cả căn phòng. Nụ cười của Sơ mở ra từ từ, giống như bông hoa trước khi cánh của nó mở ra rực rỡ.

Người mẫu Winnie và Ethel tại phòng vẽ

Đến phiên Sơ Winnie làm người mẫu, Sơ sẽ ngồi lên bục cao, đam mê và tò mò về những gì tôi đang làm. Trong khi Winnie nói chuyện, Ethel sẽ ngồi phía sau tôi, xem hoặc nghiên cứu bàn làm việc của tôi với các loại sơn, dung môi và cọ vẽ. Hóa ra, Sơ đã từng vẽ như một sở thích; Sơ thích vẽ hoa. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên biết là Sơ chưa từng dùng sơn dầu để vẽ, vì thế tôi sẽ chứng thực những lợi ích của phương tiện này

Sơ quan sát rất thích thú nhưng khi tôi hỏi Sơ liệu Sơ có thử nó vào lần tới không thì Sơ chỉ lắc nhẹ đầu và mỉm cười. Cuối cùng vào một ngày kia tôi phát hiện ra rằng lý do Sơ không dùng sơn dầu để vẽ vì nó đắt tiền, dù Sơ muốn thử những màu sắc tươi sáng. Đến lượt Ethel, Sơ Winnie ngồi trên chiếc ghế thoải mái uống trà và ăn bánh, tôi hỏi Sơ những gì tôi muốn biết về đời sống của một nữ tu. Năm tôi gặp Sơ, Sơ là một nữ tu đã tu được 60 năm. Dĩ nhiên là có một thánh lễ đặc biệt để mừng biến cố này, sau đó họ có bữa tiệc vào buổi tối nơi họ có thể “uống rượu và ăn uống” - Sơ cười khúc khích.

Trong tâm trí tôi, đức tin có được là một điều dễ hiểu, nhưng hiến dâng 60 năm trong đời sống nhiệm nhặt, tài sản ít ỏi và sự vâng lời là vấn đề hoàn toàn khác. Tôi không thể hiểu được tại sao một người lại có thể chọn một cuộc sống như thế khi họ còn trẻ. Sơ Winnie vào nhà tập lúc 25 tuổi. Winnie nói với tôi rằng dù Sơ đến từ một gia đình công giáo đông đúc, có một người chú là nhà truyền giáo trong số họ, quá khứ của Sơ không phải là một nữ tu nghiêm nhặt. “Tôi đến nhà thờ giống như mọi người nhưng tôi cũng đi khiêu vũ với các bạn trai và mọi người” - Sơ cười. Sơ muốn theo đuổi một con đường khác. Sơ thấy mình may mắn có được một gia đình đầy yêu thương và có thể hưởng thụ những gì Sơ có, vì thế Sơ cảm thấy được mời gọi hiến dâng chính mình để giúp đỡ những ai ít quyền lợi trong cuộc sống

Vì vậy Sơ trở thành nữ tu Phan Sinh, theo bước chân của thánh Phanxico Atxidi, người đã dâng hiến cuộc sống thoải mái để sống đời khó nghèo - và không hề hối tiếc về quyết định của mình. Cuộc sống hằng ngày của Sơ quân bình giữa đời sống cầu nguyện, công việc và sứ vụ. Mỗi chị em có công việc hằng ngày, sứ vụ, bổn phận trong cộng đoàn, học tập, giải trí và thời gian riêng tư, cũng như mỗi tháng có ngày cầu nguyện và cô tịch, và tất cả đều tham gia vào mọi sự kiện khác nhau của cộng đoàn.

Tuy nhiên, các cuộc đối thoại trong phòng tranh của chúng tôi không chỉ liên quan tới hội họa. Ở tuổi 70, Sơ Winnie học cách sử dụng máy tính, truy cập internet. Sơ liên tục cập nhật những gì chính trị thế giới đang diễn ra, các vấn đề hiện tại và thậm chí cả truyền thông xã hội. Tôi có thể đưa ra bất cứ chủ đề nào, và Sơ luôn luôn có cách nhìn nhận riêng của mình về nó - và thỉnh thoảng có những điều Sơ nói bạn sẽ không nghĩ nó đến từ một nữ tu. Winnie không hề thô bạo hay luôn nghiêm khắc sửa lỗi như người ta vẫn nghĩ.

Với tôi, các Sơ không cần đề cập tới đức tin của họ, thực tế đã biểu lộ sự chân thành và đức tin sâu sắc của họ thế nào. Thật đúng khi họ nói rằng những người giàu nói về tiền bạc của họ, người mạnh không khoe khoang sức mạnh của mình, và những ai thực sự tin tưởng không cảm thấy cần phải thuyết phục người khác

Chỉ có một lần Sơ Winnie đề cập đến tên Đức Kitô Giê-su. Trong lần vẽ cuối cùng của chúng tôi, các Sơ hỏi có thể mang máy hình để chụp hình với tôi và các bức tranh. Tự nhiên, chúng tôi có rất nhiều niềm vui với những tấm hình được chụp này, và một lúc nào đó Winnie hỏi Sơ có thể chạm vào bức tranh tại những nơi nó đã khô không. Sơ chạm vào bàn tay của Sơ trên bức vẽ và ngỡ ngàng vì chúng trông giống thật biết chừng nào

gỡ ngàng vì chúng trông giống thật biết chừng nào. Sau đó Sơ nhìn tôi với ánh mắt vui tươi, “Natalie thương mến! Với tài năng của chị, chị có thể vẽ được bất cứ thứ gì phải không? Nên xin hãy nói cho tôi biết tại sao trên cả trái đất này chị lại chọn chúng tôi để vẽ ? Chị cần vẽ cái gì đó mà mọi người muốn coi - Bạn đã nhìn thấy gì nơi hai nữ tu này mà bạn nghĩ là đang nhìn? Tôi nói cho chị biết, chị sẽ không thể bán được bức tranh này sớm đâu!”

Chưa từng có một khoảnh khắc buồn tẻ với các nữ tu của tôi

Thật khó để nói với các Sơ rằng tôi bị thu hút bởi cách sống của các Sơ vì thật hiếm thấy trong thời đại chúng ta hôm nay. Tôi thấy sự gần gũi đầy tình người giữa họ, họ chăm sóc lẫn nhau, sự cảm thông là những đức tính đang mất dần trong cuộc sống hiện đại. Tôi nghĩ chúng tôi cần sự cảm thông bởi vì nó nhanh chóng bị thay thế bởi một điều gì khác không có ý nghĩa và giá trị. Có một cái gì đó đang thiêu rụi chúng tôi hoàn toàn, mà chúng tôi không biết đó là cái gì. Ngược lại với điều này, cuộc sống mà các Sơ chọn có một ý nghĩa và giá trị không chỉ cho họ mà còn cho người khác. Với tôi, nó ít liên quan đến tôn giáo nhưng liên hệ nhiều đến con người - và tôi nghĩ là nó quan trọng. Khi nói đến những thứ quan trọng đối với tôi, tất cả những gì tôi có thể làm như một họa sĩ là diễn đạt tất cả những điều này trong một bức tranh. Nếu tôi thành công, giá trị mà tôi thấy sẽ được truyền tải đến người xem tranh và họ cũng sẽ thấy.

Sơ Winnie lắng nghe chăm chú trong khi tôi say mê giải thích tất cả điều đó, và đột nhiên tôi nhìn thấy Sơ nhỏ lệ trong khóe mắt. Tôi được đưa trở lại thực tế và hỏi xem Sơ ổn chứ… Rồi Sơ nắm chặt hai tay tôi và nói: “Đối với Đức Giê-su Kitô Thiên Chúa chúng ta, tất cả mọi người đều có giá trị như nhau - nhưng con, con gái của ta, có được ân huệ nhìn thấy điều đó.”

vẽ suốt cuộc đời. Giá trị công việc của tôi là nhìn thấy giá trị trong người khác đó là những con người trong các bức tranh của tôi - Tốt, xấu và lạnh lùng, nhỏ mọn và tất cả… Vâng, nếu tôi thấy những giá trị trong cuộc sống của Winnie khi tạo ra một giọt nước mắt, thì giá trị Sơ được thấy nơi tôi tạo ra một dòng chảy. Sau đó, tất cả chúng tôi cười và cảm thấy bị choáng ngợp, khi đó tôi nhận ra: “Sơ đã tặng tôi món quà quý giá nhất”. Để cuộc sống của bạn có một ý nghĩa, chỉ cần có một người nhìn ra nó và chia sẻ với bạn

Và vâng, thật quan trọng nếu bạn sẽ tìm thấy giá trị đó cho chính bạn, có những khi chỉ một mình bạn nhận ra nó. Cuối mỗi ngày sống, chẳng ai nhìn thấy kiệt tác của bạn - và cũng giống như hội họa, mớ hỗn độn của bạn cũng có thể là một kiệt tác - hãy xem thực sự nó có giá trị gì không? Bức tranh, “các nữ tu”, đã được trưng bày trong cùng một phòng triển lãm nơi tôi lần đầu tiên nhìn thấy, tại cuộc triển lãm hằng năm của Hiệp Hội Sơn Dầu Hoàng Gia tại Mall Galleries, London…