CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HÓA MỚI TẠI SANDOA

Làm thế nào để loan báo Tin Mừng trong một sứ vụ nơi mà niềm tin vào ma thuật và đạo thờ vật tổ huyên náo và khắc nghiệt? Đó là câu hỏi khó trả lời. Tuy nhiên, ngày nay đó là điều bắt buộc để xem cách chúng ta truyền tải sứ điệp của Đức Kitô có đáp ứng nhu cầu của người dân bắt nguồn từ những thực hành như vậy hay không?

CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HÓA MỚI TẠI SANDOA

Chúng tôi đang ở Sandoa thuộc tỉnh dòng Lualaba miền đông bắc của thành phố Lubumbashi. Sau khi khấn lại ở Brussels, tại Lumen Vitae, tôi được sai đi để tiếp tục sứ mạng của Đức Kitô tại lãnh thổ này, cách Lubumbashi khoảng 910 km nơi chỉ có thể di chuyển bằng đường bộ, sau 2 ngày di chuyển trên những con đường không quen thuộc. Thỉnh thoảng chúng tôi bắt buộc chạy xe honđa, đặc biệt trong mùa mưa. Sandoa là một trong những sứ vụ đầu tiên của chị em Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ ở Congo, được thành lập vào năm 1925.

Sứ vụ ở Sandoa, tinh thần hợp tác giữa chị em FMM và các cha dòng Chúa Cứu Thế diễn ra rất tốt đẹp. Kể từ khi tôi đến đây, tôi biết được rằng ở Sandoa người dân có niềm tin mạnh mẽ vào ma thuật và vật tổ, ngay cả những người là Kitô hữu. Ngay khi một phụ nữ vừa bị xem là một phù thủy, cô bị tra tấn, nhà cửa bị đốt cháy, thậm chí một vài người còn mất mạng. Khi cảnh sát đến họ thấy người đó đã chết. Trên tất cả, việc săn lùng các phù thủy nhằm vào những người sở hữu các cửa hàng lớn, các vùng đất lớn hay các phương tiện khác để có cuộc sống tốt hơn cho gia đình họ. Vì vậy những người này có vị thế nhất định và cuộc sống thoải mái. Tôi đã có một trải nghiệm thú vị để minh họa cho điều này. Một trong những học trò của tôi đến nói với tôi cả gia đình của em đã phải nằm giữa trời như thế nào bởi vì bạn bè của cha em nghi ngờ ông ấy là một phù thủy. Ngôi nhà của họ bị đốt cháy, và họ đang chờ cái chết của một người bệnh do bị bùa chú còn đang ở trong nhà, để giết cả nhóm bị coi là phù thủy và những người đó không thể cứu mình khỏi việc bị đánh đến chết.

Sr. Chantal nâng đỡ các gia đình nạn nhân

Được biết về tình hình này, Sơ Chantal, phụ trách cộng đoàn của chúng tôi đã đi cùng với các nạn nhân đến bệnh viện; thật không may mắn một trong số họ đã chết, nhưng những người khác thì được cứu sống trong gang tấc…! Trải qua tình huống này, tôi nhận ra rằng những người Kitô hữu của chúng ta tin cách hiệu quả và vững chăc vào tổ vật, vào ma thuật, cho dù họ vẫn tin vào Đức Giê-su Kitô. Có một vấn đề mà chúng ta cần phải cố gắng giải quyết bằng mọi giá ở đây! Chúng tôi tự hỏi liệu giáo lý có làm tác động đến việc biến đổi niềm tin của cư dân Sandoa.

Việc loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su Kitô có thể biến đổi những niềm tin này đến mức độ nào? Với kinh nghiệm này, tôi tự hỏi chính mình cần làm thế nào để thành công trong việc dạy giáo lý cho các tín hữu Sandoa, những người đặt niềm tin vào Đức Kitô Giê-su đồng thời cũng thực hành tín ngưỡng tổ vật và tin vào ma thuật. Thực tế, mục tiêu công việc của tôi tại Lumen Vitae là “Giáo Lý trực diện với thách đố của tín ngưỡng vật tổ; trường hợp của cộng đồng Kitô hữu Luisha tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo”. Mục tiêu này cho phép tôi nghĩ đến sứ vụ tông đồ của tôi đối với các Kitô hữu với sự can đảm và sự xác tín đặt tin tưởng Đức Giê-su Kitô.

Tôi đề nghị với cha xứ có một số hoạt động mục vụ cho các Kitô hữu. Cha cho phép tôi giúp tĩnh tâm cho tất cả các tín hữu trong giáo xứ với chủ đề: “Niềm tin Kitô giáo trong tín ngưỡng vật tổ và ma thuật”. Chúa nhật tiếp theo, ngày tĩnh tâm được chọn, từ 8 giờ 30 nhà thờ đông kín các tín hữu, và các cha dòng Chúa Cứu Thế cũng ở đó. Tôi chia sẻ bằng tiếng Swahili, (ngôn ngữ của nơi này), giải thích và liệt kê vài lý do khiến mọi người tin vào ma thuật hay vật tổ: nguyên nhân văn hóa-xã hội, truyền thống cha ông và nỗi sợ, và các nguyên nhân kinh tế xã hội: nghèo đói, mù chữ, thiếu hiểu biết, cũng không quên kể đến việc thiếu phúc âm hóa thực sự. Các Kitô hữu theo dõi bài chia sẻ một cách chăm chú. Sau một thời gian dài thinh lặng và nội tâm hóa, tôi cho họ cơ hội nói và phản ứng. Có rất nhiều câu hỏi! Cám ơn Chúa vì có các Cha, nhờ những hoạt động mục vụ của các ngài đã giúp tôi nhiều để trả lời cho những câu hỏi nhất định…

Sr. Marie Francoise Shomari với các sinh viên Sandoa

Như một gợi ý, các Kitô hữu xin có những lần tĩnh tâm thường xuyên để giúp họ mạnh mẽ trong đức tin và niềm tin của họ lớn dần từng chút một… Tôi cũng chia sẻ cùng một đề tài tĩnh tâm cho các bạn trẻ của cộng đoàn chúng tôi.

Họ chọn giải pháp đi và nói về điều này cho những người trẻ khác trong vùng của họ… Từ đó trở đi, tôi cam kết dấn thân tham gia vào các cuộc họp của LEC (Các cộng đoàn Giáo Hội sống làm chứng) cho những người trưởng thành và giới trẻ trong giáo xứ. Và cùng với cha xứ chúng tôi dạy giáo lý. Trong LEC, trước hết chúng tôi xác định điều gì đang thúc đẩy người tín hữu thực hành tín ngưỡng tổ vật và tin vào ma thuật… Đó là thực tế trong việc tìm kiếm sự bảo vệ, quyền lực và vận may… Sau đó chúng tôi chú ý đến những vấn đề cần đạt đến để đáp ứng những nhu cầu này, và cuối cùng chúng tôi tìm kiếm những phương cách cụ thể để đạt được những mục tiêu này.

Tóm lại, trong khuôn khổ của công việc mục vụ này, các Ki-tô hữu Sandoa được mời gọi đến với phương thức loan báo Tin Mừng mới, điều đó sẽ giúp họ khẳng định đức tin của họ vào Đức Giê-su Kitô. Trong thế giới đương đại này, chúng tôi đã hiểu rằng mục vụ “gần gũi người dân” là rất quan trọng: để biết thực tế của cuộc sống Kitô hữu và tham gia cùng với họ trong các cộng đồng căn bản của họ để dạy giáo lý thích hợp hơn. Tuy nhiên, việc chú trọng này không chỉ giới hạn ở những người Công Giáo mà còn phải được mở rộng hơn đến các tôn giáo khác, vì họ gặp gỡ nhau hằng ngày trong những niềm vui và nỗi đau. Các buổi học hỏi giáo lý, đồng hành cùng với các Kitô hữu tùy theo lứa tuổi, đã cho phép Giáo Hội giúp các Kitô hữu có trách nhiệm và tự lập hơn trong đời sống đức tin.

Marie Françoise Shomari, fmm