Ma-rốc - MỘT CỘNG ĐOÀN NHỎ PHỤC VỤ DI DÂN
Thành phố Nador cách thành phố Melilla 13 km, là cửa ngõ duy nhất để đi qua Châu Âu. Nó là thành phố Ma-rốc truyền thống nhỏ bé, nơi gìn giữ phong tục của riêng mình đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha (trước đây thuộc phần đất của Tây Ban Nha, đó là lý do vì sao một số người lớn nói tiếng Tây Ban Nha).
Hầu như tất cả dân chúng sống bằng nghề buôn bán nhỏ, và một vài người kiếm sống từ các sản phẩm Tây Ban Nha đưa qua biên giới bằng cách nhập lậu.
Điều đặc biệt của thành phố này là trong các dãy núi bao quanh Nador người ta tìm thấy những người anh chị em vùng SubSaharan đang sống, họ có kế hoạch vượt qua Melilla sang phía bên kia, nhảy qua các hàng rào hoặc đến Tây Ban Nha rộng lớn bằng “hoàng đạo” (di chuyển trên không) để có được một cuộc sống tốt hơn và giúp gia đình thoát khỏi chính đất nước của họ.
Cộng đoàn chúng tôi hiện diện ở đây được 1 năm rưỡi, tháp nhập vào Giáo Phận Tangier và làm việc với Ban Nhập Cư của vùng Tangier’s Nador: cộng đoàn đại diện này có 3 dự án nhằm đáp ứng nhu cầu căn bản của anh chị em những người sống ẩn náu trên núi.
1. Dự án y tế xã hội là để chăm sóc sức khỏe của người di cư, liên lạc với các trung tâm y tế của chính phủ Maroc, để giúp họ dễ dàng nhận thuốc và việc điều trị khi cần thiết, chú trọng chăm sóc phụ nữ mang thai và trẻ em.
2. Ngôi nhà Đón Tiếp Vui Vẻ là nơi họ có thể phục hồi vết thương do cố gắng nhảy qua hàng rào hoặc do rất nhiều mối nguy hại khác nhau tấn công, và những phụ nữ mới sinh con có thể nghỉ ngơi trước khi họ lấy lại sức và trở về trại. Sr Guadalupe Zuñiga phụ trách nhà này và cách nào đó chúng tôi sẵn sàng cùng đồng hành với các anh chị em này trong quá trình phục hồi thể chất và cảm xúc.
3. Dự án đồng hành tại các trại tị nạn khác, hiện con số đang là 22 trại. Chúng tôi cố gắng thăm viếng mỗi ngày các khu định cư khác nhau nơi những anh chị em này sống, để phát hiện các nhu cầu cần thiết và hỗ trợ vật chất cho họ; trên hết mọi sự đó là khoảnh khắc chia sẻ cuộc sống với họ, lắng nghe những đau buồn của họ cũng như ước mơ và niềm hi vọng của họ. Chúng tôi, Sr. Fidela và Sr. Rosy đang phụ trách công việc này.
Biên giới thực tế là khoảng cách của các trại tỵ nạn và cuộc sống bấp bênh với nhiều vấn đế phải chịu đựng; vì thế, để có thức ăn, họ phải đi bộ một quãng đường dài, để có nước họ cũng phải đi như vậy. Vài phụ nữ vào thành phố để ăn xin tại các cột đèn giao thông và xin thức ăn trong các đền thờ Hồi giáo, đặc biệt vào các ngày thứ 6.
Nhưng giữa rất nhiều những đau khổ chúng tôi thấy được anh chị em người Maroc rất tốt bụng, họ rất đoàn kết. Họ quảng đại và quan tâm đến những anh chị em của chúng ta, đặc biệt khi họ phải đi bệnh viện, khi họ đi kiếm nước ở những vùng khác nhau hoặc khi họ đi xin ăn.
Tất cả những dấu hiệu nhỏ bé của niềm hi vọng đó cho chúng tôi sức mạnh để tiếp tục sứ mạng được giao cho chúng tôi, qua đó chính Thiên Chúa biến đổi các trái tim, chính Người trao ban sức mạnh cho những ai cầu xin Người.
Chúng tôi làm chứng… Chúng tôi đồng hành với họ, chúng tôi trao ban sự can đảm cho họ và họ biết họ có thể cậy dựa vào chúng tôi vào một thời điểm nhất định. Họ có niềm tin tưởng vào chúng tôi và tìm đến chúng tôi khi họ bệnh hoặc gọi chúng tôi là “Mamga Boza”… (“Những người cứu giúp” theo một trong các ngôn ngữ của Cameroon) khi họ đến Tây Ban Nha… Chúng tôi vui mừng và đau khổ cùng với họ.
Những người chúng tôi phục vụ trong cộng đồng di dân không phải là bản thống kê hay những con số, cũng không phải là nạn nhân; họ là anh chị em của chúng tôi.
Chúng tôi tin tưởng và tín thác vào Thiên Chúa Hằng Sống, Người dẫn đi trên những con đường nhiệm mầu, với niềm Hy vọng rằng một ngày kia họ sẽ đạt được cuộc sống có phẩm giá hơn, nơi không còn sự loại trừ chủng tộc hay tôn giáo. Tất cả chúng ta đều bình đẳng như nhau vì chúng ta là những người con của cùng một Cha.
Lupita Zuñiga, Rosy Xavier, Fidela Borquez, fmm