CÁNH CỬA MỞ RA CHO MỌI NGƯỜI
SỨ VỤ GIỮA NHỮNG NGƯỜI DI DÂN Ở BA LAN
Anh Joseph đến từ Ghana. Vào đầu những năm 1990 vì tình trạng bất ổn về chính trị và kinh tế, anh đã sang Hoa Kỳ. Vài năm sau, anh phải rời khỏi đất nước này và năm 2006 anh đến Ba Lan. Lúc đầu, việc ở lại đây là bất hợp pháp. Khi hoàn cảnh của anh trở nên rất khó khăn, anh đã nhờ Trung tâm Hỗ trợ Di dân Fu Shenfu giúp đỡ. - Khi tôi không có công việc, Trung tâm đã giúp tôi về tài chính, tôi có quần áo, tôi luôn có gì đó để ăn. Cũng nơi đó tôi nhận được sự giúp đỡ trong việc được hợp pháp hóa để ở Ba Lan. Trung tâm Di dân là nơi mở rộng cửa cho tất cả mọi người - anh Joseph nói.
Cô Thanh, người Việt Nam, đã đến Ba Lan cách đây hơn 10 năm. - Tôi muốn sống một cuộc sống an bình, tốt đẹp. Tôi là một người Công giáo và rất khó để là một người Công giáo ở Việt Nam, ở đây chúng tôi được đối xử tốt hơn - cô nói. Tại Trung tâm Di dân, cô nhận được sự trợ giúp để có được các giấy tờ ở Ba Lan và việc hợp pháp hoá để ở lại Ba Lan cho hai con trai của cô. - Trung tâm là nơi mà những người không nhận được sự giúp đỡ ở bất cứ nơi nào khác đang đến đó và họ nhận được sự giúp đỡ ở đó – Cô Thanh cho biết.
Trung tâm Di dân Fu Shenfu là một cơ sở do các Thừa sai Dòng Ngôi Lời Chúa (SVD) điều hành, nơi mà chúng tôi, với tư cách là các chị em FMM, đã dấn thân phục vụ trong nhiều năm. Hiện tại có hai chị em đang làm việc ở đó: Sr. Anna Nguyễn Hồng Thắm, người Việt Nam và tôi, Sr. Maria Werner, một Khấn tạm người Ba Lan. Tòa nhà chính của nó nằm ở Warsaw - một nơi không dễ nhận ra, không được nhiều người qua lại chú ý. Tuy nhiên, ở nơi này là những câu chuyện cuộc đời của nhiều người di dân đi qua, những người nhập cư đến từ hầu hết các nơi trên thế giới: Ukraina, Việt Nam, Kazakhstan, Armenia, Trung Quốc, Nigeria, Brazil, Argentina, Ma-rốc... đây chỉ là một số nước mà từ đó người ta đến với chúng tôi. Họ có đặc điểm chung gì? Tất cả họ đều cần được giúp đỡ để có thể sống được ở Ba Lan. Bởi vì đối với họ mọi thứ ở đây đều mới: ngôn ngữ, văn hoá, khí hậu ...
Một số người yêu cầu giúp đỡ trong những vấn đề rất bình thường: trợ giúp ghi danh cho con học mẫu giáo, liên lạc với các văn phòng ở Ba Lan, đi bác sĩ, giúp đỡ hoàn tất một số giấy tờ. Tuy nhiên, nhiều người nhập cư đến với chúng tôi trong tình huống đời sống rất khó khăn và bi thảm. Có nhiều người mới đến như anh Joseph và cô Thanh, với những gương mặt khác nhau, họ người xin giúp đỡ. Họ thường bị đe doạ trục xuất về quốc gia gốc của họ, vì nhiều lý do mà đó là một bi kịch thực sự đối với họ: người mẹ cầu xin giúp đỡ để hợp pháp hóa việc ở lại con trai của bà mới vài tuổi; Người Việt Nam đã ở Ba Lan hơn 30 năm mà không có giấy tờ của Ba Lan; Ucrainian là người mà việc trở lại quê hương của mình có nghĩa là khó có cơ hội để điều trị căn bệnh nguy hiểm ...
Mặt khác, những người khác lại nhờ giúp đỡ để rời khỏi Ba Lan. Mặc dù hiển nhiên điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi ai đó không có đủ giấy tờ cần thiết, thì việc xin giấy phép xuất cảnh chỉ có thể được thực hiện với một thủ tục lâu dài. Và đôi khi mỗi ngày đều kể được, ví dụ như, khi nào một đứa trẻ đau gần chết đang chờ cha mình.
Gần đây chúng tôi đã giúp một ông người Trung Quốc trong tình huống như vậy và đó không phải là câu chuyện duy nhất như thế. Đôi khi câu chuyện cuộc sống phức tạp dẫn đến việc phải ly tán lâu dài với gia đình. Mặc dù pháp luật bảo vệ gia đình, trong một số trường hợp việc thực thi luật này phải mất nhiều tháng. Đây chỉ là một số trong những câu chuyện khó khăn. Mỗi câu chuyện đều khác nhau và mỗi câu chuyện đều quan trọng. Chúng tôi cố gắng giúp đỡ mỗi người trong số những ai đến với chúng tôi, những người được Thiên Chúa gửi cho chúng tôi. Thường thì chúng tôi có thể giúp họ ra khỏi những khó khăn khác nhau, tuy thế đôi khi chúng tôi bất lực vì luật lệ hiện hành và những gì còn lại là đồng hành với họ trong những phấn đấu của họ và hỗ trợ họ bằng lời cầu nguyện.
Tại trung tâm của chúng tôi, chúng tôi đón tiếp mọi người không kể tôn giáo của họ. Chúng tôi giúp đỡ những người thiếu thốn mà Đức Kitô đang sống trong họ. Người Công giáo được thêm vào sự chăm sóc mục vụ. Chúng tôi có thể nói tiếng Việt và tiếng Tây Ban Nha trong sứ vụ. Tại hai nhà nguyện nằm gần các trung tâm mua sắm tập trung nhiều người Việt, các Thánh lễ hàng ngày bằng tiếng Việt được cử hành. Các cha SVD từ Việt Nam và Sr. Anna Thắm đồng hành với những người đồng hương xa quê. Cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha cầu nguyện tại một trong các nhà thờ ở Warsaw.
Chúng tôi cũng đáp ứng nhu cầu của người nhập cư bằng cách dạy cho họ những bài học tiếng Ba Lan miễn phí. Hiểu những điều cơ bản về ngôn ngữ của chúng tôi giúp họ tìm được chỗ đứng của mình trong xã hội Ba Lan và có được công việc tốt hơn. Các bài học được các tình nguyện viên của chúng tôi dạy, cùng với tôi và Sr. Anna Thắm, người đã nắm vững ngôn ngữ khó học của chúng tôi đến mức có thể giúp người khác.
Sức mạnh của Trung tâm Di dân là nơi các tình nguyện viên của chúng tôi. Trái với một số báo cáo của các phương tiện truyền thông về sự thù hận đối với Di dân, vẫn còn rất nhiều người muốn giúp họ. Trong số các tình nguyện viên có các học sinh và những người lớn tuổi, cả nam lẫn nữ làm các ngành nghề khác nhau, cả giáo dân và tu sĩ.
Các tình nguyện viên dạy tiếng Ba Lan, nhưng đó không phải là tất cả, và thậm chí đó không phải là quan trọng nhất. Họ đồng hành với những người mà họ giúp trong việc học, đáp ứng được nhu cầu của họ. Gần đây khi một trong số những người nhập cư, là học sinh của chúng tôi, không có chỗ để ở, tình nguyện viên Kasia và Marek đưa anh đến nhà họ, và cùng nhau mừng lễ Phục Sinh. Sylwia, giáo viên tiếng Anh, đã quyết định làm việc chuyên môn bán thời gian để có nhiều giờ hơn cho người Di dân. Thiên Chúa gửi cho chúng tôi những người tốt thực sự, nhờ họ Thiên Chúa chúc lành cho công việc và Trung tâm của chúng tôi. Đối với tình nguyện viên chúng tôi tổ chức một số cuộc họp, cầu nguyện chung, chúng với họ chúng tôi cầu nguyện cho những người chúng tôi phục vụ.
Trung tâm Di dân là bài sai đầu tiên của tôi sau khi khấn lần đầu. Ở nơi này, tôi gặp rất nhiều người kể cho tôi câu chuyện cuộc đời của họ, thường là đầy khó khăn, đau đớn. Tôi thường nghe những lời đôi khi nói ra với nước mắt: "Sơ ơi, xin hãy giúp tôi..." Những lời này gợi cho tôi nhớ về tình huống một lần kia trước khi vào Dòng, khi tôi được yêu cầu viết ra ước mơ của mình. Không có nhiều thời gian để suy nghĩ, tôi đã viết, "Giúp người khác". Bây giờ Chúa ban cho tôi một cơ hội để hoàn thành ước muốn này.
Sr. Maria Werner, fmm.