SỰ HIỆN DIỆN CỦA FMM TẠI MYANMAR

Năm 1856 Đức Cha Paul Ambrose Bigandet đã thăm nơi xa như Bhamo, và vào năm 1866 đã đi đến bang Kachin để tìm một con đường cho các nhà truyền giáo đến Trung Quốc. Những chuyến thăm của các vị Đại Diện Tông Tòa khởi đầu sứ vụ của Giáo Hội trong khu vực này...

TRANG LỊCH SỬ HỘI DÒNG

SỰ HIỆN DIỆN CỦA FMM TẠI MYANMAR

Vùng đất của người Kachins. Tiểu bang Kachin là một trong bảy tiểu bang của Myanmar. Nó nằm ở phía Bắc của đất nước.

Dòng sông Irrawaddy nổi tiếng bắt nguồn từ đó. Nó cũng được biết đến với ngọc bích và ngọc lục bảo Myanmar. Phạm vi rộng lớn của dãy núi trải dài ngang qua Myanmar vào đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc…

Giáo Hội sơ khai:

Năm 1856 Đức Cha Paul Ambrose Bigandet đã thăm nơi xa như Bhamo, và vào năm 1866 đã đi đến bang Kachin để tìm một con đường cho các nhà truyền giáo đến Trung Quốc. Những chuyến thăm của các vị Đại Diện Tông Tòa khởi đầu sứ vụ của Giáo Hội trong khu vực này. Năm 1903 cha Gilhodes M.E.P. thành lập một điểm truyền giáo và năm 1907 cha đã mở một trường học dành cho trẻ em tại Hkudung (Kutung). Ngài cảm thấy cần phải có người giúp đỡ trong việc truyền giáo. Ngài chỉ biết các chị em Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ ở Chanthaywa. Ngài kiến ​​nghị đến Mẹ Bề trên ở Mandalay và yêu cầu được chuyển đến Mẹ M. Albert, Giám tỉnh của Ấn Độ.

Đức Giám mục Foulquier và cha Gilhodes rất vui khi Mẹ M. de St. Michel, Bề trên Tổng quyền, chấp nhận mở nhà mới tại Hkudung nhanh như vậy vì lợi ích của sáu mươi hay bảy mươi em gái. Cha Gilhodes sợ rằng ngài không thể rửa tội cho họ sau khi đã cố gắng kêu xin nhiều để có được một trường học đẹp. Ở đó chỉ có vài người Công giáo, và đức tin của họ không được mạnh mẽ. Ngài đã nhận được các chị em qua sự cầu bầu của Đức Mẹ Lộ Đức. Thật là tốt để đặt Đức Maria như mẫu gương cho các phụ nữ nghèo; vì vậy các nhà mới đã được đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ.

Chị em FMM trên các ngọn đồi Kachin: Sau thời gian dài chờ đợi và một tuyến đường nguy hiểm

Ngày 09 Tháng Tư năm 1923, các chị lập nhà gồm: Sơ M.Perpetua, Sơ M. St Quilicus, Sơ M. St Gregoire, Sơ Redempta Marie, và Sơ Michaela Marie đã theo cách lên núi bằng xe lửa, thuyền nhỏ và xe bò với các vật liệu cần thiết cho các cơ sở, đỉnh các ngọn đồi có độ cao 5000 bộ. Cuộc hành trình từ Bhamoto Nanhlaing là bằng tàu thuyền, sau đó họ vượt qua một khu rừng rậm rạp. Các chị em nhớ lại: "Lần này chúng tôi đi trong bốn chiếc xe kiểu Miến Điện được làm từ thời nguyên thủy, không thoải mái tí nào và chậm đến độ không có phương tiện nào chậm bằng ... Chúng tôi đã bị thương nhẹ và đau đớn, chuyến đi dài trước khi chúng tôi đến cuối cuộc hành trình. Rõ ràng mấy xe đó có niên đại từ thời tiền sử... Những người dẫn đường chỉ ra hang của loài hổ và thêm nỗi ám ảnh của những con rắn, nhưng Đức Chúa đang canh chừng họ và chúng ta ".

Tại các làng Công giáo, chuông rung vang để công bố sự xuất hiện của các nữ tu và dành một sự chào đón nồng nhiệt cho họ. Những già làng tốt bụng với trái tim ấm áp đó khao khát giữ các chị lại trong cái xó xỉnh này của họ giữa thế giới. Vào buổi trưa, các chú bò đực ngoan ngoãn đưa họ đến Kalachet. Mệt nhoài ư? Vâng ! Nhưng như trẻ lại, khi nhìn thấy cha Gilhodes với các trẻ em của vùng truyền giáo dưới chân đồi. Vẻ hạnh phúc nào lấp lánh trên khuôn mặt của họ, và thật nhẹ nhõm khi nhìn thấy phúc lành từ ngôi nhà nguyện, có từ hành trình truyền giáo của các Cha đến Bhamo năm 1940, thật đầy năng lực. Các chị đã quyết định chấp nhận nguy hiểm leo suốt bốn giờ lên Hkudung. Tại đỉnh họ sẽ nhìn thấy giáo điểm, đối tượng cho những giấc mơ của họ và mục tiêu của những khát vọng của họ.

Cuộc gặp gỡ của Hai Luồng Sáng

Tất cả người dân Hkudung đã ở lối vào của làng để dành sự chào đón nồng nhiệt các chị em, đến chia sẻ với các chị cuộc sống nghèo của họ.

"Thật là một niềm vui khi được nhìn thấy từ xa ánh sáng của những chiếc đèn lồng và những ngọn đuốc xuyên thấu bóng tối của màn đêm! Những người Kachins đã thắp sáng cả sườn núi, và chúng tôi đã đến để mang lại cho họ ngọn đuốc đức tin. Suy nghĩ này chiếm lấy chúng tôi và tương lai dường như tràn đầy hy vọng ".

Thật là một niềm vui khi nghe nói, 'Các Mẹ, các Bà trắng đang ở đây! "

Các cuộc trò chuyện lan đi trong đám đông: "Các Mẹ đến từ những đâu?”

“Từ đất nước xa xôi chưa ai biết đến” là câu trả lời.

'Họ định làm gì vậy?'

"Họ đến để giúp cho các nhu cầu của con em chúng ta. Họ sẽ chăm sóc khi chúng ta bị bệnh, và an ủi chúng ta trong các thử thách của mình”.

Liền sau đó, công việc của chị em bắt đầu cắm rễ: các chị có một trại trẻ mồ côi cho các em gái, và một trường học nơi ba chị em Hiến tu dạy bằng ngôn ngữ Kachin. Sự có mặt bất thường trong trường học là do bản chất thất thường của người dân; nếu họ muốn họ sẽ tham gia; nếu không, họ sẽ vui thích với cuộc sống trong rừng. Các chị em nghĩ rằng sẽ khôn ngoan khi kiên nhẫn với họ và kết quả thật an ủi. Hầu hết họ đã tham gia học giáo lý.

Các cô gái Kachin làm lao động rất tốt, họ đã quen với điều đó từ thời thơ ấu. Từ bảy tuổi họ đã học nghề dệt, và chịu trách nhiệm dệt quần áo của riêng mình. Đồ mặc của họ bao gồm một chiếc váy dài dày và một chiếc áo khoác vải co-ton vào các ngày trong tuần và bằng nhung vào những ngày lễ, với các nút lớn màu bạc. Các mẫu thiết kế được tạo ra khi công việc tiến triển và các màu sắc nổi bật gồm màu đỏ, xanh lá cây và màu vàng trên nền đen. Các cô gái không bao giờ có thể hy vọng sẽ kết hôn nếu họ không có chút tài năng. Các chàng trai mang một cái túi truyền thống với một con dao mà không có một người Kachin sẽ không bao giờ đi đây đó; nó được dùng cho công việc và cũng để bảo vệ chống lại thú hoang. Họ cũng mang theo một bình rượu gạo.

Một truyền thống khác là, nếu một người mẹ chết khi sinh con thì đứa trẻ bị xem như nguyên nhân và sẽ bị thiêu sống. Các người Kachins tôn thờ vô số thần linh tốt và xấu, mà các bàn thờ được xây dựng cho thần "Nats" – là thần dữ. Sự mê tín đã ăn sâu đến độ tất cả các phương tiện có thể đều được sử dụng để bày tỏ lòng sùng kính.

Chẳng bao lâu dân chúng đã đánh giá cao việc thăm viếng của chị em và bắt đầu tin vào các biện pháp của họ. Không có đường giao thông, chỉ có lối mòn dẫn lên và xuống núi. Khoảng cách có thể được vượt qua bằng cách đi bộ hoặc đi ngựa. Trong mùa mưa các chị nhiều lần gặp khó khăn. Khi chị em đã được biết đến, họ còn nhận được tin nhắn từ những nơi cách xa. Đó có thể là một trường hợp cần cứu sống hay giúp một linh hồn, vì vậy họ sẽ làm hết sức mình. Không có bệnh viện, chỉ có một bệnh xá, trường học cho trẻ em, phòng làm việc và phòng dệt cho nữ giới. Các chị em đã dần dần hiệp nhất với các gia đình của Thiên Chúa trên ngọn đồi.

Vào ngày 18 tháng 6 năm 1923, Cha Gilhodes bày tỏ những lời khích lệ sau đây đến Mẹ Bề trên Tổng Quyền.

"Trong hai tháng qua, tôi nhận thấy có bốn bồ câu trắng cầu nguyện và làm việc suốt cả ngày dài; họ là niềm vui và sự ngưỡng mộ cho tất cả mọi người. Việc chị em FMM đang hiện diện trên các ngọn núi Kachin không phải là một giấc mơ nữa, nhưng là một thực tế…". Trong tháng Mười, mười hai em trai, tám em gái, một phụ nữ và ba đứa bé đã nhận phép rửa. Vâng, cần phải cầu nguyện nhiều, vì chỉ mình Thiên Chúa là vị Thầy vượt trên tất cả, và chỉ một mình Ngài có thể sinh lợi cho hạt giống gieo, tuy nhiên các nhà truyền giáo có thể được dành công việc.

1923 - Cộng đoàn tại Hkudung

Sơ Marie Perpetua

Tuy nhiên, những bóng tối của nỗi buồn đến với Hkudung trong tháng 12/1923. Sơ Perpetua là vị Bề trên đáng mến đã bị bệnh thương hàn mà mẹ đã bị lây nhiễm khi mẹ vào thăm làng. Cuộc sống của mẹ đã kết thúc vào ngày 13/12/1923. Đó là một cú nặng nề cho các thừa sai mới. Mẹ đã trao ban chính mình với lòng sùng kính vô biên cho công việc Chúa tại Hkudung, như trước đây mẹ đã dâng hiến mình để giúp những người phong cùi ở Mandalay, nơi mẹ đã từng ở trong số những người đến đó đầu tiên vào năm 1898. Mẹ cũng đã được chọn để hướng dẫn bước đầu các chị em Miến Điện tại Chanthaywa trong công việc truyền giáo của họ. Khi loan báo cái chết bất ngờ của Mẹ; Bản tin của Hội các Thừa Sai Ba Lê nhận định:

"Thật đáng ghi nhớ về tài ứng xử tuyệt vời của một nữ tu đầy nhân đức và rất tận tụy này, Bề trên của mẹ đã chọn mẹ vào năm 1919 để thành lập cộng đoàn của các chị em  bản địa tại Chanthaywa..."

Vào tháng Tư năm trước (1923), đã có quyết định gửi một số chị em cho cha Gilhodes để giúp trong các trường học và hoạt động truyền giáo, lòng đạo đức của Sơ Perpetua đã một lần nữa lên tiếng kêu gọi... Sự khao khát hy sinh của mẹ... là người đứng đầu nhóm nhỏ những phụ tá của mình mẹ đã leo lên ngọn núi Hkudung... Ở tuổi 52, mẹ sắp xếp để học ngôn ngữ mới.

Mẹ đi đến các làng trong khu vực, cưỡi trên con ngựa không đóng móng, nhưng thật là một chiến mã. Có lẽ mẹ đã phân phát thuốc, nói chuyện về tôn giáo thánh thiện của chúng ta và chinh phục được những tâm hồn với sự tốt lành hiển nhiên của mẹ. Rất có thể mẹ đã bị lây bệnh sốt mà vì đó mẹ đã mất. Sau khi được nghe tin về tình trạng nguy hiểm của mình, mẹ tự dâng hiến chính mình làm hy lễ... Vào ngày tang lễ của mẹ, những người ngoại giáo và Kitô đều biểu lộ sự đồng cảm sâu sắc của họ".

Sơ Gregoire và Sơ Quilicus, hai thành viên sáng lập của cộng đoàn, lại hoàn toàn khác trong tính cách: Sơ Gregoire là đặc trưng cho kiểu miền Bắc nước Pháp, trong khi Sơ Quilicus lại có tất cả các sự nhanh nhẩu của người dân miền Nam. Các trường nội trú đã trở thành phạm vi của Sơ Gregoire trong khi các bệnh xá là lãnh vực của của Sơ Quilicus.

'Ma Ma Tou Tou' như các trẻ nhỏ gọi Sơ Gregoire, là người biết làm thế nào để làm cho chúng tuân theo; với mẹ thì không có chuyện chơi đùa chung quanh hoặc tìm cách chạy trốn. Tất cả mọi thứ phải sạch sẽ và ngăn nắp. Sơ Gregoire cần nhiều kiên nhẫn với các em. Sơ yêu trẻ em và chúng biết điều đó. Ngay từ đầu đã có sự đồng ý rằng các em gái Kachin sẽ học ngành dệt nổi tiếng mà chúng ta có thể nói đó là nghệ thuật quốc gia của họ.

Sơ Gregoire biết tiếng Kachin cách hoàn hảo, Sơ dạy các em gái cách làm túi xách và may váy. Sơ sẽ ở hiện diện cùng các em trong các công tác khác nhau, cùng làm việc, hướng dẫn và khuyến khích. Vào các ngày Chúa nhật tất cả tụ tập cho một chuyến dã ngoại tuyệt vời trên các ngọn núi. Trong những lần các đoàn xe Thừa sai tiếp cận Khudung, Sơ Quilicus sử dụng các phòng lớn của trạm xá cho cả việc khám bệnh và tư vấn gia đình. Sơ luôn ở đó với các em như một người một Kachin giữa những người Kachin. Sơ sở hữu bí mật của một nhà truyền giáo vĩ đại là sự hiểu biết và yêu thương các tâm hồn.

Vì vậy, thời gian trôi qua cách an bình tại Hkudung. Bề trên có thể thay đổi nhưng Sơ Gregoire và Quiicus vẫn ở lại, luôn luôn chia sẻ sự tận tâm với những người như đại diện của Thiên Chúa; Chúa là Đấng biết rõ Ngài có thể tin tưởng những linh hồn này, là những người vừa quảng đại vừa trung tín.

Sứ mạng của cộng đoàn

Ngôi nhà ở Hkudung có một trường học với hơn 150 học sinh. Hai trại trẻ mồ côi một cho các em nam và một cho các em nữ, và các em đều được học biết những công việc trong nhà. Trong phòng làm việc các em gái được dạy cắt may. Một nhóm khác bận rộn với nghề dệt. Trung bình, ba mươi lăm bệnh nhân ngoại trú đến các phòng khám mỗi ngày. Trong tháng 3 năm 1924, có sự hỗ trợ thêm của ba nữ tu được gửi đến cộng đoàn. Hiện nay con số này đã tăng lên, chị em thực hiện những chuyến đi dài thăm các ngôi làng và các chuyến thăm ngắn trong các khu phố.

Các chị đem theo các loại thuốc và đã làm tất cả những gì có thể để chữa bệnh, hy vọng làm như vậy sẽ có được sự tin tưởng của người dân và sau đó giúp cứu linh hồn của họ. 'Thiên Chúa Toàn Năng đến để trợ giúp chúng tôi trong các hoạt động này, đôi khi việc chữa trị là trước tiên, nhưng việc chữa lành luôn luôn theo sau việc điều trị.

Các chị em đã trở thành mọi sự cho mọi người; có những yêu cầu thường xuyên cho công tác phục vụ. Đối với việc trả tiền thì sao? Một chút gạo, vài quả trứng... Một em bé thích một mảnh vải màu đỏ; chị của em từ chối không trả gì cả, vì nó không đáng giá. Giống như một tia chớp, cô bé Kachin biến mất, và xuất hiện trở lại với một con gà rất đẹp từ đàn gà của gia đình để trả cho Sơ.

Trong suốt tuần lễ Phục sinh có một kỳ tĩnh tâm 2 ngày. Nhà thờ không đủ chỗ cho đám đông. Người Kachin lrất thông minh với nghệ thuật về xây dựng của họ, họ chỉ sử dụng phương tiện là 'con dao lớn'. Một không gian được chuẩn bị với những cành cây, một ngôi nhà cho chị em với các trẻ em mồ côi và những người đi cùng các em. Không có gì  thiếu trong ngôi Nhà nguyện, bàn thờ, cung thánh, ngai giám mục, một biểu ngữ trang trí  trước bàn thờ câu 'Nước Cha Trị đến' (Alawan du luuga), nhờ các kỹ thuật gia địa phương. Kỳ tĩnh tâm được khai mạc vào ngày Thứ Ba sau lễ Phục sinh. Rất nhiều người nghe đến ba thuyết trình viên. Ngày thứ hai con số này đã tăng lên rất nhiều, và cuộc chinh phục cuối cùng đã đến với việc trao phần thưởng là hạnh phúc của các giáo lý viên vào cuối kỳ Tĩnh tâm.

Cha xứ nói "Tôi tự hỏi, không biết nơi hội ngộ theo loại này lần tới sẽ xảy ra ở đâu?"

Một giọng nói trả lời: "Ở nhà tôi!" Đó là giọng của Sanbwa (trưởng làng). Điều này gây sự ngạc nhiên và niềm vui lớn lao chung cho các nhà truyền giáo, vì đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy trưởng làng sẽ theo đạo, và chắc chắn cả làng sẽ noi gương ông. Thật là hứa hẹn làm sao! Và vấn đề không dừng lại ở đó. Trong tháng Năm, sáu gia đình xin được nhìn nhận là tân tòng, và trong số họ đã tìm thấy được - một linh mục người Nat !

Chuyến thăm của Mẹ Giám tỉnh Albert, năm 1926

Khi Mẹ Albert tới thăm Hkudung vào năm 1926, mẹ nhận thấy các chị em đang sống trong những điều kiện thật nghèo nàn. Ký túc xá và căn bếp của ngôi nhà gỗ nhỏ là không đủ chỗ, và mùa đông rất lạnh. Mẹ cũng quan sát thấy nhu cầu rất cần thiết là việc học ngôn ngữ để truyền giáo cho những người dân ở chiều sâu nhiều hơn.

Mẹ sắp xếp cho chị em sử dụng ngựa để thăm viếng các làng xa xôi và khuyến khích chị em tham gia vào các lễ hội của họ. Một thuận lợi đã đạt được là việc giảm giá khi đi thuyền xuôi dòng đến Mandalay.

Bhamo – Tu viện Ave Maria

Bhamo là thị trấn quan trọng thứ hai ở bang Kachin. Một thời nó đã là 'Trung tâm thương mại của một khu vực buôn bán rộng lớn, sinh lợi nhiều'. Tu viện Ave Maria ở Bhamo đã được thành lập ba năm sau Hkudung. Mẹ St. Herbert là người tiên phong và Bề trên của nhà cùng với Mẹ Candide, Sơ Euginia Marie, Sơ Angela Marie, Sơ Clara Marie, Sơ Emelia Marie và Sơ Marguerite Marie. Các căn nhà nhỏ thuộc về vị vua Miến Điện cuối cùng. Vì cuộc cách mạng, nó đã bị bỏ hoang cho đến khi các FMM đến vào năm 1926. Ngôi nhà nguyện có những bức tường gạch với các vết nứt lớn. Bàn thờ đã được làm với một mặt mặt bàn ghép 3 mảnh, phòng thánh là góc của một phòng ngủ sáu giường, mái hiên phục vụ như phòng cộng đoàn và lớp học. Tương tự, những điều cần thiết khác, tất cả đều được sắp xếp theo phong cách nghèo Phan Sinh.

Đối với các công việc Mẹ Albert đề xuất: "Hãy nhận lấy tất cả những gì Vị Mục Tử Tốt Lành sẽ gửi đến cho bạn". Cái nghèo của các chị em của Bhamo mà ai cũng biết, là trong ba năm, chị em có thể ngủ bình an mà không cần khóa cửa ngoại trừ nhà nguyện. Các chuyện sau đây được ghi lại trong lịch sử của Bhamo.

Lễ hội 'Thidingyut' (Ánh sáng) được tổ chức vào cuối Mùa Kiết hạ Phật giáo. Mỗi ngôi nhà được chiếu sáng bằng những đèn lồng đầy màu sắc. Nhưng tu viện Ave Maria lại ở trong bóng tối. Bảy giờ tối chị em nhìn thấy một đại biểu của các trẻ em, quỳ gối với nụ cười trên môi, ôm một gói nến và nói, "Chúng con rất buồn, vì các Sơ không có nến để thắp sáng ngôi nhà của mình, vì vậy chúng con đã gây quỹ để các Sơ có thể thắp sáng như những n khác".

Không có Kitô hữu nào trong các trường học xung quanh, họ đã bị bao quanh bởi sự mất lòng tin của các Phật tử. Vào ngày đầu tiên, hai chị em dẫn một số trẻ em đến nhà nguyện để thờ phượng. Đó là một thảm họa. Cha mẹ không hài lòng với con cái của họ. Hai chị em đã học cách thận trọng. Hơn 200 trẻ em nhanh chóng đầy các trường, nhưng các trại trẻ mồ côi đã bị lấp đầy, dù không ai có thể tin rằng một đứa trẻ sẽ được nuôi dưỡng bởi lòng bác ái.

Bhamo là một ngôi làng nhỏ, nơi sinh sống của người Shans, Kachins, Trung Quốc và Miến Điện. Mặc dù Tu viện được biết đến một cách nhanh chóng, nhưng không đếm được Kitô hữu nào. Trưởng làng, với cồng chiêng trong tay, đánh "Tam Tam" công bố ở khắp mọi nơi: "Tất cả những người đang bị bệnh và không hạnh phúc có thể đi đến tu viện 'Ave Maria' ở Bhamo". Vị Mục tử tốt lành đã gửi đến đó chiên và cừu…

Vào cuối năm thứ ba trường, ngôi nhỏ trở nên quá chật hẹp, vì những em gái đến từ núi Hkudung muốn theo học cao hơn tại các trường truyền giáo. Điều này buộc các chị em phải xây dựng một ngôi nhà khác bằng tre.

Chẳng bao lâu có nhu cầu cần tổ chức một nhà trẻ thực sự với những nôi gỗ nhỏ cho các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được đưa đến tu viện. Những em bé nhỏ xíu này là những niềm vui và nỗi buồn của các nữ tu. Vui sướng khi chúng khỏe mạnh và sống động. Buồn khổ khi độc tố của bệnh sốt rét lây vào những cái nôi, rất ngạc nhiên khi người ta có thể nhìn thấy chúng trống rỗng bên trong chỉ sau một vài giờ.

Bên cạnh công việc tại nhà, Mẹ M. St.Herbert và Sơ Eugenia Marie bắt đầu ra đi đến các làng lân cận thăm bệnh nhân. Họ thường đến các bệnh xá từ rất xa và ưa thích hơn là đến bệnh viện, vì chị em nói chuyện với họ về Thiên Chúa tốt lành. Một ngày kia hai chị em đến thăm ngôi làng Namkam. Ngay lập tức mọi người vây quanh các chị, hỏi họ có phải  là 'Sayamas' của Thiên Chúa Vĩ Đại không? Các chị em đã trả lời 'Phải' và muốn biết lý do tại sao họ đã hỏi điều này. Những người phụ nữ liên hệ đến một sự kiện gần đây đã diễn ra tại Namakam. Hai phụ nữ từ làng đến thăm bệnh xá Bhamo tại Tu viện Ave Maria, họ đã được nhìn thấy ngôi nhà nguyện và được nói cho biết về Thiên Chúa Vĩ Đại là Đấng rất tốt lành. Sau đó, họ đã được tặng một bức ảnh "Thiên Chúa của bạn”. Một trong hai người đó vừa qua đời.

Trong lúc bà hấp hối các Phật tử cầu nguyện cho bà. Con trai của bà là một Thiền sư vĩ đại đã ở gần bà, ông nhận ra hình ảnh 'Thiên Chúa của bạn' và ông đặt nó sang một bên với sự khinh miệt. Nhưng người phụ nữ sắp chết nói: "Hãy đưa lại bức ảnh cho mẹ, mẹ tin vào vị Thiên Chúa này và ảnh đó phải được đặt trong quan tài của mẹ cùng với mẹ". Nghe điều này vị Thiền sư nói: "Không bao giờ". Người phụ nữ sắp chết nài nỉ, họ nói "Kodaw, theo luật pháp của chúng ta, người ta không thể từ chối những mong muốn của người chết; hơn nữa, là mẹ của Thầy". Chuyện đã qua, nhưng vì tức giận vị Thiền sư bỏ đi, và người phụ nữ già đã mất; bức ảnh đã được đặt với bà trong quan tài. Những người phụ nữ kêu lên: "THIÊN CHÚA CỦA BẠN THẬT VĨ ĐẠI LÀM SAO!".

Mẹ M. Herbert được biết đến nhiều với các chuyến hành trình truyền giáo vượt ra ngoài ranh giới của khu vực lân cận Bhamo. Trong các tháng hè Mẹ cùng với một hoặc hai chị Hiến Tu: chị Eugenia, Sơ Clementina hoặc Sơ Clara, đi bằng thuyền đến các làng ở phía bên kia của con sông hoặc bằng xe qua rừng. Mẹ sẽ tới thăm các trưởng làng, hỏi han để thăm các bệnh nhân và trẻ mồ côi. Sau đó, mẹ sẽ xin phép để đem bất kỳ đứa trẻ mồ côi nào đến Bhamo.

Sự kiên trì của các nhà truyền giáo tại Bhamo cuối cùng đã góp phần làm nên một Giáo tỉnh Tông Tòa vào năm 1939 và trở thành giáo phận Myitkyna vào năm 1961…

Catherine Bazin, fmm.

Văn phòng lịch sử HD/FMM.