SỰ HIỆN DIỆN CỦA FMM TẠI RAWALPINDI PAKISTAN – 1912

...Đức Cha Winkly đã đòng thuận cho kế hoạch mới này. Ngài viết cho mẹ St. Michel ngày 17/4/1929, “Tôi rất cảm kích vui sướng trước sự quảng đại của Mẹ dành cho tôi khi cho phép các chị hoạt động tại Rawalpindi, và đã thảo luận các vấn đề với mẹ Albert, chúng tôi hoàn toàn hi vọng rằng họ sẽ tìm được cơ hội đầy đủ cho lòng nhiệt thành của họ giữa những người cùng khổ và các em mồ côi”. Hơn thế nữa, chúng ta thực sự rất biết ơn vì một ngôi nhá cho việc cầu nguyện và thờ phượng đã không bị lấy đi giữa chúng ta...

TRANG LỊCH SỬ HỘI DÒNG

SỰ HIỆN DIỆN CỦA FMM TẠI RAWALPINDI PAKISTAN – 1912

Các cộng đoàn đầu tiên của Hội Dòng tại Ấn Độ tập trung ở phía Nam. Miền Bắc Ấn Độ thực sự là một miền truyền giáo rộng lớn, nơi mà các linh mục và tu sĩ còn rất ít. Hội Đồng Trung Ương năm 1911 đã chuyển nước Anh đến tỉnh dòng Thánh Giuse và quyết định này đã giúp mẹ Michel có cơ hội để mở ra một cộng đoàn mới tại Rawalpindi ở miền Punjab (Pakistan).

Vị trí địa lý của Punjab có một vị trí lịch sử quan trọng đáng kể vì đó là con đường chiến lược để Ấn Độ xâm chiếm Pakistan. Alexander Đại Đế, Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo tranh chấp trên mảnh đất màu mỡ này. Vào thế kỷ 15 GuruNanak đã sáng lập ra đạo Sikh và nắm vị trí tối cao đến khi Đế quốc Anh xâm chiếm năm 1849.

Năm 1887 Thánh bộ truyền bá đức tin đã thiết lập địa phận Tông Tòa Kafristan và Kashmir, vùng Punjab thuộc Tông tòa này. Tông tòa được giao cho hội các cha Mill Hill là các linh mục tuyên úy cho các đơn vị quân đội. Trụ sở chính của quân đội ở Rawalpindi với con số lên đến gần 100.000 người. Đức ông Wagennaar một tông đồ thực sự, là vị đại diện Tông Tòa, người quan tâm đến các vấn đề của miền này nơi hiếm có các tín hữu Kitô giáo. Những người phụ nữ Punjabi cần đến sự quan tâm về mặt y tế vì họ không được để cho các bác sĩ nam chăm sóc. Cần có các bác sĩ nữ để chăm sóc cho họ và các trẻ nhỏ. Đức ông Wagenaar đã gặp bác sĩ Agnes McLaren người có cùng ước mơ giống với Đức ông. Cô đã đặt nền tảng cho công trình tại Rawalpindi.

Agnes McLaren là một tín đồ Tin Lành đã trở thành tín hữu Công Giáo khi bà 60 tuổi. Bà bắt đầu học Y tại Luân Đôn, nhưng không thể hy vọng được công nhận danh hiệu bác sĩ tại Anh, vì bà là phụ nữ. Bà tiếp tục sự nghiệp học hành tại Pháp, và sau đó đến Dublin để làm việc cho các phụ nữ tại Ấn Độ. Hiệp hội mà bà sáng lập mang tên Sứ Vụ Y Tế Công Giáo. Bà tìm kiếm các nguồn tài trợ để xây dựng bệnh viện, trạm xá và cổ võ việc đào tạo các nữ bác sĩ.

Bác sĩ Agnes và M.M. de la Rédemption

Agnes McLanren gặp gỡ M.M.de la Rédemption năm 1906 để xin sự trợ giúp cho hiệp hội của bà, xin Mẹ cho phép một số nữ tu học y tế. Bà đã nhận được câu trả lời tiêu cực vì Đức Giáo Hoàng không cho phép các nữ tu làm điều này. Trong lúc đó, Đức Cha Wagenaar, cùng với các Giám Mục ở Ấn Độ gửi một đơn kiến nghị lên Tòa Thánh để xin cho các nữ tu trong các Hội Dòng Thừa Sai được làm công tác phụ sản; nhưng thời gian trôi đi mà vẫn không nhận được câu trả lời.  Không thất vọng, Bác sĩ Agnes và Đức ông Wagenaar thiết lập Hiệp hội phụ nữ. Hiệp hội này xin Giáo Hội Công  Giáo Anh giúp đỡ để thành lập một bệnh viện cho phụ nữ và trẻ em ở tại Ấn Độ, như một phần của Đế quốc Anh.

Gặp gỡ Mẹ St. Michel

Bác sĩ Agnes đã từng chứng kiến công việc của các FMM tại miền Nam, đã kêu mời sự cộng tác của họ vào năm 1909. Khi bà trở lại Anh năm 1911, Mẹ St. Michel, lúc đó là Giám Tỉnh tỉnh dòng Thánh Giuse, đã giữ liên lạc với Hiệp hội phụ nữ này để tìm lý do thích đáng cho việc thành lập bệnh viện tại Rawalpindi. Bác sĩ Agnes viết cho M.M de la Rédemption, “Trên tất cả, tôi muốn nói với Mẹ rằng, Hiệp hội phụ nữ của chúng tôi đã rất hạnh phúc được quen biết Giám Tỉnh của Mẹ. Thật hiếm hoi để có thể gặp được một con người với tính cách cao thượng, một tâm hồn rất tận tâm và rất tốt như vậy.” Hiệp hội đã đồng ý tìm một bác sĩ nữ, 4 y tá là các nữ tu, các nhân viên và những người phát thuốc. Để mời gọi phục vụ cho công việc phụ sản, Mẹ St. Michel nỗ lực hết sức để thuyết phục các chị em có một hộ lý đỡ đẻ trong một phòng riêng, các chị em sẽ chăm sóc các phụ nữ giống như những bệnh nhân khác. Các chị em cũng được chấp thuận sẽ thăm viếng các gia đình trong thời gian thử nghiệm là một năm sau đó sẽ có quyết định chính thức nếu thấy là ích lợi. M.M. de la Rédemption đã quyết định sai 6 chị em cho sứ vụ chuyên biệt này, Hiệp Hội đồng ý mỗi năm trả 160 pounds cho mỗi chị em.

Thành lập nhà tại Rawalpindi

Lên tàu tại Bombay, các chị tiên khởi đã đến Rawalpindi vào chiều ngày 7/12/1912. Đức ông Wagenaar đã đón các chị tại ga tàu, các chị được đón tiếp nồng hậu, sau đó các chị về tới ngôi nhà đã được chuẩn bị sẵn bởi Phủ doãn Tông tòa. Theo như nhật ký thành lập, sáng hôm sau, sau thánh lễ trọng thể tại nhà thờ của quân đội, các chị đã tỏ lòng thần phục Đức Mẹ Vô Nhiễm bằng cách dâng lên mẹ chìa khóa nhà, một triều thiên và một bó hoa. Vào ngày mùng 10, lần đầu tiên họ đến thăm trạm xá, và nhiệt thành học tiếng Hindu. Việc mẹ St.Michel đến với cộng đoàn là một niềm vui lớn cho cộng đoàn, mẹ đã giúp sắp xếp mọi thứ trong cộng đoàn đặc biệt là nhà nguyện. Mẹ đã gửi báo cáo ngắn gọn về cho Mẹ M. de la Rédemption.

“Con đã đến Rawalpindi ngày 7/1 và mẹ sẽ hài lòng khi biết rằng con sẵn sàng bỏ lại sứ vụ nhỏ để đến với Thánh lễ và giờ Thờ Phượng Thánh Thể hằng ngày. Phủ doãn Tông tòa rất sẵn sàng chấp thuận với những yêu cầu về luật dòng và đời sống thiêng liêng của chúng ta bởi vì trong suốt 8 năm qua họ đã cầu nguyện để có các nữ tu tới đó phục vụ. Sứ vụ trong công tác tông đồ thời gian đầu là rất hứa hẹn, một mặt chúng ta ở giữa những người Hồi Giáo, mặt khác những người Ấn Độ giáo ở đây vẫn còn nặng óc phân biệt giai cấp. Vấn nạn nổi cộm nhất ở vùng này là bần khổ và đói nghèo. Sứ vụ chưa có những công việc truyền giáo. Khởi đầu của Hiệp Hội tại Luân Đôn rất tốt đẹp. Dự kiến công việc bệnh viện là điểm khởi đầu cho công tác truyền giáo. Tại phòng khám đã có 40 đến 50 các cuộc tham vấn mỗi ngày. Các chị em của chúng ta đã cố gắng học tiếng Hindu vì chị em thấy dễ dàng hơn là tiếng Tamil. Miền quê này rất khác so với miền nam của Ấn Độ. Ở Delhi ta chẳng thấy gì ngoài những cánh đồng ngô, thỉnh thoảng một vài cây dừa, cây cọ điểm trang cho khu vườn.”

M.M. de la Redemption đã hồi âm lại: “Mẹ rất hài lòng và yên tâm bởi sự tốt lành của Đức Giám Mục dành cho cộng đoàn Rawalpindi. Mẹ không phản đối việc thành lập ở Kashmir. Chúng ta sẽ dành thời gian cho vấn đề này. ”

Các công việc của Cộng Đoàn

Cộng đoàn Rawalpindi không cần tìm kiếm bất cứ điều gì để bổ khuyết vào Thánh Giá Chúa. Mẹ St. Michiel đã nói với chị em rằng, mọi cộng đoàn mới phải mong đợi có thêm một điều gì đó để thêm vào với Thánh Giá Chúa, “Nếu Chúa gửi Thánh Giá lớn đến cho ta là bởi vì Người muốn chúc lành cho công việc của chúng ta, tất cả sẽ trở nên tốt đẹp. Mặt khác, nếu người chỉ gửi cho chúng ta những Thánh Giá nhỏ, chúng ta phải bổ khuyết vào bằng sự trung tín và hi sinh của chúng ta.”

Vào tháng tư, M.M.Angelina bị chứng kiết lị, sau đó 3 ngày tới lượt chị S.M. Aristide cũng bị viêm phổi, chị là trụ cột của phòng khám. Các chị em e ngại cho sức khỏe của chị và đã cho chị chịu các phép cuối cùng. Sau đó, các khoản viện trợ từ Hiệp Hội ở Luân Đôn đã không đến, và các nhà cung cấp đã đến mỗi ngày để đòi các khoản nợ của họ. Con gái của một công nhân qua đời, anh làm bộ nói rằng cô bị bùa chú. Trong nhật ký cộng đoàn có viết “Đó là thời gian thử thách”. Mặc dù Sơ M.Aristide đã khỏe lại, chị đã rời Rawalpindi một vài tháng sau đó bởi vì bệnh lao. Nhiều phụ nữ đã đến, chị em trao đổi với họ bằng tiếng Hindu. Một sự khích lệ dành cho chị em đó là cuộc viếng thăm của Sr. Francis dành cho các phụ nữ trong ngôi nhà của họ. Cùng lúc đó rất nhiều chị em bị sốt và phòng khám phải đóng cửa vài ngày. Bệnh viện cho phụ nữ không thể mở cửa tới tận cuối năm 1916. Vì chiến tranh, công việc mục vụ bị đình trệ, họ không thể nhận được sự đồng ý cần thiết cũng như trợ cấp cho Hiệp hội.

Vào tháng 11 năm 1913, M.St. Michel gọi chị M.M.Angelina trở về vì chị lâm trọng bệnh. Chị viết: “Agelina đã đau bệnh thực sự... Angelina đã làm tốt ở Rawalpindi trong suốt năm qua. Mọi người yêu thương chị và tôn trọng chị. Vị đại diện Tông Tòa dường như yêu mến Hội dòng ngày một hơn. Chị Angelina đã nói được tiếng Hindu rất giỏi và cộng đoàn nhỏ đã sống trong bình an và hòa thuận.”

Năm 1915 M.St.Michel nhận định: “Mọi sự trong ngôi nhà nhỏ đều rất tốt. Vị cố vấn tốt lành rất nghiêm túc, chị và ba chị em khác đang làm việc rất tốt đẹp. Nhưng chúng ta phải cố gắng khánh thành bệnh viện. Tôi tin rằng, chúng ta có một tương lai tốt đẹp trong sứ vụ này

và tôi thấy trước nhiều khả năng truyền giáo và Kashmir sẽ dễ dàng hợp tác với Pindi. ”

Những Viễn cảnh Mục vụ Tông đồ mới

Cuối cùng vào ngày 17 tháng 3 năm 1915 với sự thừa nhận của Hiệp Hội tại Luân Đôn, Mẹ St.Michel công bố khai trương bệnh viện với 6 hoặc 8 giường bệnh. Mẹ cũng nhận định rằng chị Francis đã làm việc rất vất vả trong suốt thời gian tại Rawalpindi: “Chị Francis là một người rất tốt, đã có cống hiến to lớn cho sứ vụ này. Đêm cũng như ngày, chị thăm viếng người nghèo, nơi mà họ cần tới sự giúp đỡ của chị. Tôi đã cho phép chị có một chiếc xe đạp vì các con đường ở đây không thuận lợi cho việc sử dụng xe lớn. Tôi nguyện xin Thiên Chúa tốt lành gửi cho chúng ta nhiều hơn nữa các chị em giống như chị cho các sứ vụ, bởi chị em sẽ trở nên những trợ lý đắc lực cho công việc của chúng ta.”

Việc thành lập tại Kashmir dự kiến vào năm 1915 với những cuộc thăm viếng của mẹ St.Michel và thư ký của mẹ là mẹ M.Angels không thể bắt đầu đến tận năm 1921 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Mẹ viết: “Vị đại diện Tông tòa muốn chúng ta đến Baramulla ở phía đông Kashmir... Ngài hi vọng rằng các nữ tu làm trong các phòng khám sẽ thu hút người dân bản địa và chúng tôi sẽ rất tin tưởng họ bởi họ tốt bụng, đơn giản và dân dã. Họ trước đây là người Hindus.”

Một lần nữa, bệnh tật lại đến viếng thăm cộng đoàn và mẹ Cố vấn Tốt lành đã rời cộng đoàn về miền Nam để phục hồi sức khỏe. Mẹ St. Michel rất lo lắng rằng cộng đoàn sẽ không có phụ trách, công việc bệnh viện lại sắp bắt đầu. Các phụ nữ Punjabi vẫn muốn chị em hoặc một bác sĩ nữ đến thăm họ tại nhà. Trong khi đó bác sĩ đã rời đi năm 1918 và chỉ được thay thế vào năm 1920. Cô bác sĩ ấy là Anna Dengel.

Mẹ M. de la Redemption nhận được lá thư sau từ mẹ St.Michel: “Chúng con đang đau đớn chiến đấu với bệnh tật. Ludovika đang ói ra máu. Điều này nghĩa là 4 chị em không thể thực thi chức năng  trong các công việc của họ. Chúng con gồm có M.M Anita, M.M. Angelina, M.M. Cố vấn Tốt lành và M.M.Ludovika. Cả bốn chị em đều có khả năng tốt. Nếu có một chị khác ngã bệnh, con không biết điều gì sẽ xảy ra nhưng Thiên Chúa tốt lành biết. ”

Bác sĩ Anna Dengel đến từ khoa dược của Dublin. Cô ngay lập tức thể hiện mình không chỉ là một bác sĩ có khả năng nhưng còn là một Kitô hữu tốt. Cô thấy được vai trò của mình từ cái nhìn truyền giáo. Trong khi suy nghĩ để tham gia với Hội Dòng, cô khám pha ra vai trò của mình trong Giáo Hội nằm ở nơi nào đó, một Hội dòng thừa sai phục vụ cho công việc y tế. Vài năm sau đó, năm 1926, Đức ông đã thăm viếng nhóm nhân viên của một bệnh viện trong trung tâm thành phố Rawalpindi. Bệnh viện FMM, St.Catherine, đã được đặt ở nơi ít thuận lợi là ngoại vi thành phố, bị buộc lệ thuộc một phần tài trợ vào Đức Cha Winkley cho phụ nữ và trẻ em. Hơn nữa, từ năm 1920 đã phát sinh một vài căng thẳng giữa cách quản lý FMM của bệnh viện và những yêu cầu thực hiện của các nhân viên y tế. Điều này phát sinh do hai nguyên nhân, một phần do sai lầm của các chị Phụ trách FMM, một phần do do luật lệ quá tỉ mỉ và mặt khác bởi những nghiêm trọng không đáng có. Hiệp hội ở Luân Đôn có một chút lộn xộn bởi sự từ chức của các nữ bác sĩ. Mẹ St. Michel đã gửi mẹ Philippa of Jesus đến để làm sáng tỏ sự rạn nứt này.

Một kế hoạch mới cho việc thành lập tại Rawalpindi

Mẹ St.Michel nhắc với Hiệp Hội về việc cam kết rằng Hội dòng sẽ rút lui khi nhu cầu không còn nữa. Tuy nhiên, mẹ Albert lại được gửi đi trong chuyến kinh lược của trung ương để giải quyết các vấn nạn. Mẹ đã trao đổi vấn đề với cha Clarke, là cha tổng đại diện của Dòng Thừa sai Mill Hill. Vấn đề đã được quyết định rằng các mục đích sử dụng khác của khu nhà cần được xem xét thêm. Khu nhà sẽ được sắp xếp để các trẻ mồ côi đến đây ở và có một trường học nhỏ, một cơ sở làm việc được mở ra. Cộng đoàn tại Rawalpindi cũng được đánh giá như nhân sự đồng hành cho những công việc đó tại Baramulla. Đức Cha Winkly đã đòng thuận cho kế hoạch mới này. Ngài viết cho mẹ St. Michel ngày 17/4/1929, “Tôi rất cảm kích vui sướng trước sự quảng đại của Mẹ dành cho tôi khi cho phép các chị hoạt động tại Rawalpindi, và đã thảo luận các vấn đề với mẹ Albert, chúng tôi hoàn toàn hi vọng rằng họ sẽ tìm được cơ hội đầy đủ cho lòng nhiệt thành của họ giữa những người cùng khổ và các em mồ côi”. Hơn thế nữa, chúng ta thực sự rất biết ơn vì một ngôi nhá cho việc cầu nguyện và thờ phượng đã không bị lấy đi giữa chúng ta...

Mẹ Albert đã ký hợp đồng trong đó cho phép FMM sẽ có thu nhập trong tương lai. Những tòa nhà bệnh viện và đất đai sẽ được nhượng cho FMM với tổng giá trị 25.000 rupees với điều kiện là chúng sẽ được sử dụng cho những công việc dành cho dân bản địa. Giấy phép được cấp để bắt đầu cơ sở làm việc, một trường học có ký túc xá cho trẻ em Ấn Độ, chính quyền cũng cho phép dạy tư và tổ chức thi cử.

Văn Phòng Lịch sử HD/FMM.