VỊ TỔNG THỐNG TRUNG THỰC - Khảo sát tội lỗi

 

VỊ TỔNG THỐNG TRUNG THỰC

Tổng thống Abraham Lincoln đã từng được biết đến như là một “Tổng thống trung thực”, ông cũng được nhìn nhận như là một con người luôn yêu thích sự thật.

Ngày kia, một vị khách đến thăm viếng nhà ông, người này có thói quen xấu là không biết giữ lời hứa.

Ông ta muốn bế một cháu bé là một trong những đứa con của Tổng Thống, nên đã vỗ về cháu bằng cách hứa sẽ cho cháu sợi dây chuyền mà ông đang đeo và chiếc đồng hồ của ông.

Cháu bé vui mừng leo lên lòng ông.  Cuối cùng, khi người khách đó đứng lên ra về, Tổng Thống Lincoln đã nói với ông ta:

-       Ông có định giữ lời hứa của ông đối với con trai tôi không?

Vị khách hỏi:

-       Thưa Tổng Thống, lời hứa gì ạ?

-       Ông nói rằng ông sẽ cho cháu bé sợi dây chuyền này.

-       Nhưng đây không chỉ là một sợi dây chuyền có giá trị, mà còn là một món đồ vật gia bảo của tôi nữa.

Tổng Thống Lincoln nói nghiêm nghị:

-       Ông hãy cứ đưa cho cháu bé đi.  Tôi không muốn cho cháu nghĩ rằng tôi đã đón tiếp một người không hề quan tâm gì đến lời nói của mình.

Người khách đó đỏ mặt lên, lặng lẽ cởi sợi dây chuyền ra, đưa cho cháu bé, và ra về với một bài học mà chắc chắn ông ta không thể nào quên được.

(3000 Illutrations)

************************

Một lời nói cũng như một hành động sẽ để lại một dấu ấn, đặc biệt lời nói hành động ấy nói với giới thiếu nhi lại cần sự tế nhị hơn, vì trong bất cứ lời nói cử chỉ nào của người lớn luôn ẩn chứa trong lòng các em sự tin tưởng.  Đừng nghĩ rằng nó là bé, là con nít, người lớn muốn hứa, muốn nói sao cũng được.

Ngay từ khi biết con trẻ biết nhận thức, chúng đã được cha mẹ, thầy cô dạy phải thật thà trung thực.  Em nào cũng ngoan ngoãn vâng lời, và được cha mẹ khen thưởng sau mỗi lần biểu hiện một hành động thật thà.  Cho đến một ngày vì mê chơi, chạy đùa chơi ú tim trong nhà vướng vào dây điện chiếc TV rớt xuống bể tan tành, em sợ lắm nhưng vẫn can đảm thành thật thú lỗi, tưởng là sau khi thú lỗi sẽ được cha mẹ tha thứ, nhưng lại không đúng như em nghĩ, và hậu quả là đón nhận sự nóng giận của ông bố cho một trận đòn chí tử.  Từ ngày đó nét đẹp ngoan ngoãn về sự thành thật không còn mạnh dạn như ngày trước nữa.  Mỗi khi làm lỗi em tìm đủ mọi cách để chống chế, để thoát khỏi sự nóng giận của cha mẹ.  Nhân câu chuyện trên xin được nêu vài cảm nhận giữa sinh hoạt đời thường, để mong sao người lớn chúng ta sẽ mãi là tấm gương sáng cho con cái, cho đàn em.

Người lớn đừng để con trẻ nghĩ nó bị lừa dối khi:

-       Người lớn hứa thưởng cho nó rồi người lớn chẳng bao giờ thưởng.

-       Người lớn dạy nó không bao giờ được chửi thề, nhưng rồi người lớn cứ mở miệng là có câu “đệm mạnh”.

-       Người lớn nhắc nó sáng nào cũng phải dậy đi lễ, nhưng người lớn thì cứ an giấc trong chăn ấm.

-       Người lớn bắt con phải học kinh, học giáo lý cho thuộc, nhưng ôi người lớn chẳng biết, chẳng hiểu.

-       Người lớn dạy con phải ngăn nắp trật tự, nhưng người lớn về đến nhà là bừa bộn trăm thứ.

-       Người lớn dạy con phải hiếu thảo, nhưng người lớn mở miệng nói với ông bà chúng chẳng ra gì.

-       Người lớn dạy con phải ăn nói nhẹ nhàng, nhưng người lớn mở miệng ra là quát tháo.

-       Còn biết bao những cái khác người lớn bắt chúng phải nghe, phải làm, mà chính người lớn chẳng bao giờ giữ.  Ôi cứ như những tấm gương ấy thì thử hỏi tương lai của những mầm non mai sau của Giáo Hội cũng như Xã Hội mai này sẽ đi đến đâu?

Hình ảnh trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã yêu thương các em nhỏ như thế nào?  Khi những người lớn mang các trẻ em đến với Chúa để Ngài chúc phúc, các tông đồ đã la rầy chúng, nhưng chính Chúa lại ôm chúng vào lòng và nói: “Hãy để chúng đến với Ta, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” (Mt.19. 15).  Chúa yêu thương, trìu mến chúng biết dường nào.  Bởi trẻ em là những tâm hồn đơn sơ, trinh trắng.  Mong rằng người lớn xin đừng vì đôi khi vô tình vô ý, đã để lại những tấm gương mù, qua hành động, lời nói nhuộm vào tâm hồn các em những vết nhơ, như vị khách ở trên đã không giữ được sự trung thực trong lời hứa của ông, hoặc thái độ của ông bố vì sự thành thật của con mà phải lãnh trận đòn chí tử, và đã vô tình làm cho con mất đi sự trung thực trong cuộc sống.

Chúa Giêsu đã nói lên sự trung thực, dạy chúng ta đừng mưu mô gian dối.  Chúa Giêsu đã nói : “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc nhỏ thì cũng bất lương trong việc lớn”(Lc 16,10).  Chúa Giêsu muốn nhắc nhở chúng ta đừng xem thường những việc nhỏ.  Việc tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến việc lớn, nhiều khi việc nhỏ lại làm nên thành công của việc lớn lao.

Abraham Lincoln đã để lại cho tôi một bài học về sự trung thực.  Ước mong xin Chúa sẽ ban cho con luôn biết trung thực trong cuộc sống, cũng như cho con biết trân trọng những điều trung thực của những người khác.  Vì tôn trọng sự trung thực đó chính là thước đo nhân cách của con người.  Amen!

Pet. PBH

 

 

Khảo sát tội lỗi

Nhà thần học luân lý Bill Cosgrave đưa ra một số quan điểm từ thần học theo xu hướng chủ đạo về bản chất tội lỗi theo đức tin Kitô giáo.

Từ Công đồng Vatican II (1962-1965), chúng ta đã tiến bộ nhiều trong cách hiểu tội lỗi. Không phải ai cũng có khả năng “theo kịp” cách hiểu mới này. Trong bài này nói đến hoa quả chính của sự đổi mới theo cách hiểu về niềm tin Kitô giáo cơ bản này của Giáo hội.

Chúng ta bắt đầu bằng cách nhìn vào một số ý tưởng và hình ảnh mà các tác giả Kinh thánh từ các thế kỷ đầu của Kitô giáo đã dùng để hiểu và giải thích tội lỗi. Rõ ràng là từ Kinh thánh và từ các thế kỷ đầu đã cố gắng hiểu tội lỗi và đã thay đổi nhiều. Thật vậy, nhiều thế kỷ qua đi, Giáo hội thấy rằng nhiều thứ không sáng tỏ và không được phát triển rộng rãi hoặc kéo dài lâu. Chúng ta theo điều này bằng cách tập trung vào cách nhìn hợp thức mới về tội lỗi phổ biến trong Giáo hội Công giáo trong các thế kỷ qua cho tới Công đồng Vatican II.

HÌNH ẢNH THÁNH KINH

Kinh thánh không miêu tả hệ thống về tội lỗi. Hơn nữa, Giáo hội dùng các hình ảnh hoặc phép ẩn dụ để diễn tả giáo huấn, dù những thứ này không được thêm vào khá niệm thần học về tội lỗi được Giáo hội diễn tả tỉ mỉ qua các thế kỷ. Dây là một số cách hiểu về tội lỗi theo Kinh thánh.

Mất dấu: Hình ảnh này rất quan trọng đặc biệt trong Cựu ước. Điều đó có nghĩa là không đạt được mục đích hoặc thiếu Ý Chúa đối với chúng ta. Điều đó cũng có thể có nghĩa là phá vỡ thỏa hiệp giữa 2 quốc gia.

Nổi loạn chống lại Thiên Chúa: Điều này được thấy trong thuật ngữ Giao ước và được coi là sự vi phạm cá nhân hoặc nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Điều đó gợi lên cơn giận của Thiên Chúa và đem lại hình phạt cho người xúc phạm.

Bất trung: Hình ảnh này thường được dùng trong Giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại. Từ đó, tội lỗi bị coi là sự bất trung với Thiên Chúa.

Bất công và tội lỗi: Ở đây tội lỗi có vẻ là sự bóp méo sự thật và thậm chí là bản chất của tội lỗi. Điều này làm tăng mức tội lỗi, làm đồi bại các tội nhân và trở nên gánh nặng không thể chịu nổi.

Một số cách ẩn dụ hoặc hình ảnh đặc biệt được thấy trong cách diễn tả của Tân ước về tội lỗi. Khi tội lỗi bị coi là hành vi cá nhân, nó cũng được coi là tình trạng của tội nhân. Tân ước muốn nâng cao sự tập trung từ những hành động tội lỗi cá nhân tới chính tội lỗi. Một người rơi vào tình trạng tội lỗi khi phạm nhiều tội riêng. Nhưng tội lỗi cũng là sức mạnh trong nhân loại. Nó thúc đẩy chúng ta phạm thêm tội lỗi và tạo sức mạnh của chính nó nhiều hơn. Thánh Phaolô đã nói rằng tội lỗi thống trị thế giới. Nhưng Tân ước đã giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng chiến thắng tội lỗi. Ngài cho chúng ta thấy Tình yêu của Chúa Cha và do đó tội lỗi là sự khước từ Tình yêu đó.

Các hình ảnh khác về tình yêu trong Kinh thánh là sự vô trật tự, sự bất chính, sự chết, sự nói dối, sự điên rồ. Cũng nên chú ý rằng theo văn chương mà giới Pharisêu đưa ra, chúng ta thấy tội lỗi được hiểu là sự vi phạm luật pháp. Cách nhìn này được coi là rất ảnh hưởng.

HÌNH ẢNH TỘI LỖI TRONG TRUYỀN THỐNG KITÔ GIÁO

Các hình ảnh quan trọng khác về tội lỗi được thấy trong truyền thống thần học Kitô giáo.

Tránh mặt Thiên Chúa: Đây là một trong các “định nghĩa” của thánh Augustinô về tội lỗi và được thánh Thomas Aquinas phát triển. Điều đó nghĩa là đặt thụ tạo nào đó cao hơn Tình yêu Thiên Chúa và tránh Thiên Chúa để quay sang thụ tạo. Nhưng điều này không dễ nhận ra trong đời sống hàng ngày, phương pháp này có thể không lợi ích lắm khi thực hành.

Tội lỗi là vết nhơ: Hình ảnh này khá thực tế khi coi tội lỗi là sự ô uế của một người. Điều này không nối tiếp trong việc phân biệt điều nào là luân lý và phi luân lý hoặc giữa tự nguyện và không tự nguyện, thế nên không sáng tỏ lắm.

Tội lỗi là bệnh tật: Hình ảnh này trở lại chính Chúa Giêsu và liên kết với các hình ảnh về tội lỗi là tình trạng và sức mạnh. Điều này đề xuất việc chữa lành là cách hiểu về sự giải hòa. Nó có thể có giá trị, dù nó có thể có những khó khăn hiện tại liên quan trách nhiệm đối với tội lỗi.

Tội lỗi là nghiện ngập: Ở đây tội lỗi có vẻ là sức mạnh có thể biến một người thành nô lệ. Theo sau có thể là sự xa lánh và phân hủy. Tránh tội sẽ là một quá trình ở đây. Điều này có thể là hình ảnh sáng tỏ nhưng có một số khó khăn, nhất là khi liên quan sự tự do và trách nhiệm. Ngoài ra, nó không thể áp dụng đối với mọi tội lỗi.

Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng nhìn vào một số chi tiết khi hiểu về tội lỗi đối với nhiều thế kỷ đã thấy rất sáng tỏ và hữu ích qua Giáo hội. Đây là kiểu hợp thức.

HIỂU ĐÚNG VỀ TỘI LỖI

Trong cách hiểu về tội lỗi này được coi là vi phạm luật pháp, một trong Thập Giới (Mười Điều Răn). Do đó, tội lỗi được hiểu là sự bất tuân. Vì luật pháp tập trung vào những phần đặc biệt nhất, những hành động có thể nhận biết, quan điểm về luật pháp cũng tương tự. Trong quá trình đó, nó nhấn mạnh quá mức sự tội lỗi của các hành động như vậy, trong khi đánh giá không đủ mức về thực tế luân lý không dứt khoát và hữu hình như thái độ, xu hướng, giá trị, mục đích và ưu tiên. Vì vậy, các thần học gia thường nói tới cách hiểu về tội lỗi theo luật pháp là tập trung vào hành động và khuyết điểm.

KHUYNH HƯỚNG CƯỜNG ĐIỆU

Phương pháp này muốn tập trung vào các lĩnh vực đời sống luân lý Kitô giáo, nơi có những luật rõ ràng – như Mười Điều Răn, Sáu Luật Hội Thánh, luật giới tính. Cũng vậy, điều đó có xu hướng phóng đại tầm quan trọng và sự thường xuyên của tội lỗi, nghĩa là phạm tội trọng khi “bỏ lễ Chúa nhật” hoặc “phạm tội luân lý khi thủ dâm”. Hệ quả của việc nhấn mạnh thái quá này là kiểu hợp thức về tội lỗi được trình bày khinh suất tội lỗi đối với các lĩnh vực khác, nghĩa là trong các mối quan hệ và đời sống cộng đồng. Vả lại, kiểu hợp thức về tội lỗi, khi nóphát triển, là rất cá nhân để coi thường nghiêm trọng về phương diện xã hội đối với tội lỗi.

LẪN LỘN GIỮA VÔ LUÂN LÝ VÀ TỘI LỖI

Nhược điểm khác của phương pháp này đối với tội lỗi là nó làm thành vấn đề – hành động – yếu tố đầu tiên trong một tội lỗi. Lúc đó điều giả định là tác nhân hành động với ý thức và tự do, là kết quả mà chúng ta có yếu tố như “phạm tội khi không giữ chay ngày thứ Sáu hoặc ngùa thai”. Nói cách khác, kiểu hợp thức về tội lỗi có xu hướng làm lu mờ cách phân biệt giữa vô luân lý và tội lỗi để coi là tội trọng khi nó không thể là thực sự. Đây là lý do mà, kiểu hợp thức về tội lỗi, ngay cả tội trọng cũng bị coi là khá bình thường trong đời sống Kitô giáo.

LÀM MẤT GIÁ TRỊ CẢ TRỌNG TỘI VÀ KHINH TỘI

Cách hiểu này về tội đã nhấn mạnh nhiều về sự phân biệt giữa trọng tội (tội trọng) và khinh tội (tội nhẹ). Cách nhấn mạnh này về tội trọng tạo ra xu hướng coi tội nhẹ là “chuyện nhỏ” mà người ta không cần lo lắng nhiều.

Nhưng không chỉ tội nhẹ bị đánh giá không đúng mức. Trong thực tế, cả tội trọng và tội nhẹ là: tội nhẹ vì nó được coi là dễ phạm và do đó mà thường xuyên phạm, là tội trọng vì nó được coi là quan trọng. Thế nên cả sự lo lắng và mối nguy hiểm của sự giảm thiểu đều phổ biến trong cách sống Công giáo với kiểu hợp thức về tội lỗi.

Cũng phổ biến trong thần học luân lý trước Công đồng Vatican II, tâm linh là sự tuân thủ pháp luật tuyệt đối và e dè thái quá, liên quan việc bóp méo đời sống luân lý thấy dễ dàng dù tội lỗi được hiểu theo thuật ngữ pháp luật. Ngoài ra, tội lỗi của một người thường được tính theo số lần phạm và Thiên Chúa thường được tưởng tượng là một người siêu kế toán tcộng gộp tất cả các hành vi nhân đức và tội lỗi để quyết định số phận đời đời của người nào đó.

HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI LỖI

Theo cách nhìn này, hình phạt dành cho tội lỗi là tư tưởng trung tâm – hình phạt đưa ra lúc này hoặc về sau. Dĩ nhiên, Thiên Chúa là người trừng phạt và nhà làm luật, là cảnh sát và thẩm phán. Cho nên hình ảnh Thiên Chúa bị biến thành “người hãm tài”, gợi lên nỗi sợ hãi và lo lắng trong nhiều người Công giáo.

SÁM HỐI VÀ THÚ TỘI

Sám hối và kiểu hợp thức về tội lỗi đều giống nhau về cách phạm tội: Dễ dàng. Người ta có thể hoàn tất điều đó, ngay cả sau khi phạm tội trọng, trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Xưng tội cũng thấy trong thuật ngữ pháp luật là tòa án với thẩm phán và bị cáo. Như vậy có không khí trang trọng trong bí tích mà “thẩm phán linh mục” thực hiện vai trò của mình là người chất vấn và quan tòa, và thường “kê toa” những thuốc nghiêm khắc. Hối nhân thường cảm thấy bí tích Hòa giải là một thử thách và cảm thấy “thở phào nhẹ nhõm” khi xưng tội xong.

VĨ NGÔN

Nói tóm lại, nó có thể được coi là từ cách trình bày này về quan điểm pháp luật về tội lỗi, đó là cách hiểu hợp thức về tội lỗi. Có những thuận lợi quan trọng, chẳng hạn điều đó rõ ràng và đưa ra cách nhìn khách quan về trách nhiệm luân lý và về tội lỗi. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn đầy những yếu kém và bóp méo thực tế về tội lỗi. Từ Công đồng Vatican II đến nay vẫn cần có sự canh tân thường xuyên về thần học luân lý để Lòng Chúa Thương Xót được hiểu đúng và được thể hiện đúng theo Tôn Ý Thiên Chúa.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicIreland.net)